Cụ thể hóa quyền trình dự án luật, pháp lệnh của Mặt trận

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: PV).
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng như các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội đề nghị nghiên cứu, cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam trong việc trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bảo đảm kiểm soát quyền lực tốt hơn

Theo PGS.TS Bùi Thị An, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế. Các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung sẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, là cơ sở để tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, rõ trách nhiệm và kiểm soát quyền lực tốt hơn. “Các nội dung sửa đổi, bổ sung sẽ thiết lập cơ chế rõ ràng, thực chất hơn để kiểm soát quyền lực trong cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội nhận định.

Tán thành cao với việc sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Hiến pháp năm 2013 về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, bà Bùi Thị An khẳng định, các nội dung sửa đổi, bổ sung không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật mà còn là bước tiến về thể chế, khẳng định vai trò và thực quyền của MTTQ Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Phân tích, PGS.TS Bùi Thị An chỉ ra rằng, trong Hiến pháp năm 2013, Điều 9 đã quy định rất rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam. Mặt trận đại diện cho tiếng nói của Nhân dân, là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước. Do đó, việc sửa đổi Hiến pháp lần này càng khẳng định vai trò quan trọng của MTTQ Việt Nam. Mặt trận vẫn là “liên minh chính trị”, “liên hiệp tự nguyện” nhưng sẽ được giữ vai trò chủ động hơn trong xây dựng chính sách, trong giám sát phản biện và thậm chí chủ động hơn cả trong kiến nghị lập pháp. Các quy định này sẽ góp phần thay đổi rõ ràng vị trí của Mặt trận, với vai trò được nâng lên rất cao.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, với việc sửa đổi Điều 9, mặt tổ chức của Mặt trận sẽ vững mạnh hơn. Bởi, trước đây, các tổ chức chính trị - xã hội tuy vẫn nằm trong liên minh nhưng hoạt động khá độc lập, nay sẽ được thu về một mối, nên sức mạnh sẽ được nâng lên, thể hiện vai trò vị trí thay đổi mang tính chất định lượng. Từ đó, Mặt trận trở thành kênh chính trị pháp lý để Nhân dân có thể tham gia quản lý nhà nước, với vị trí được nâng lên, chủ động hơn.

Để MTTQ Việt Nam xứng đáng là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc, PGS.TS Bùi Thị An kiến nghị cần nghiên cứu, cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam trong việc trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “Việc này rất khả thi bởi MTTQ Việt Nam là nơi tập hợp trí tuệ, nguyện vọng, ý kiến đa chiều từ Nhân dân và các tầng lớp xã hội. Thêm vào đó, việc thực hiện quyền này là bảo đảm cho Nhân dân tham gia xây dựng pháp luật một cách thực chất, thông qua đại diện hợp pháp là Mặt trận, nhất là trong bối cảnh các tổ chức chính trị - xã hội sẽ trực thuộc Mặt trận. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu phát huy dân chủ và trách nhiệm giám sát quyền lực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, PGS.TS Bùi Thị An nêu rõ.

Bổ sung quyền chủ động phản biện xã hội của Mặt trận

Cùng với đó, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội đề nghị nghiên cứu, bổ sung quyền chủ động tổ chức hoạt động phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án có ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân mà không phụ thuộc vào đề nghị của các cơ quan, tổ chức khác. Nêu lý do, PGS.TS Bùi Thị An chỉ ra rằng, thực tế cho thấy, nhiều vấn đề bức thiết trong đời sống Nhân dân cần được phản biện sớm, nếu chỉ chờ lấy ý kiến thì không kịp thời. Ngoài ra, quyền chủ động phản biện sẽ giúp nâng cao hiệu quả của Mặt trận, thể hiện đúng vai trò người đại diện cho Nhân dân giám sát và phản biện xã hội để góp phần phòng ngừa rủi ro chính sách, tăng tính minh bạch và thực tiễn của các quyết định quản lý nhà nước.

PGS.TS Bùi Thị An. (Ảnh: VGP).

PGS.TS Bùi Thị An. (Ảnh: VGP).

PGS.TS Bùi Thị An cũng đề nghị sớm sửa đổi, bổ sung Luật MTTQ Việt Nam để cụ thể hóa quyền hiến định mới, sau khi Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được thông qua.

Bà Trịnh Huyền Thái, nguyên Phó Chủ tịch MTTQ TP Hà Nội cũng cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Hiến pháp năm 2013 theo hướng khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã nâng tầm vai trò, vị trí, khẳng định thực quyền của MTTQ Việt Nam. Theo bà Trịnh Huyền Thái, việc quy định các tổ chức chính trị xã hội lớn, trực thuộc MTTQ Việt Nam, hoạt động thống nhất và phối hợp dưới sự chủ trì của Mặt trận là một thay đổi căn bản, phù hợp với chủ trương, tinh gọn bộ máy, khắc phục sự chồng chéo.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa sức mạnh, không làm mất tính chủ động đặc thù của từng tổ chức thành viên thì cần cụ thể hóa cơ chế chủ trì. Bên cạnh đó, cần có cơ chế pháp lý bảo đảm hiệu quả hơn chức năng giám sát, phản biện xã hội, khắc phục tình trạng né tránh, hình thức sau giám sát phản biện. Vì vậy, nguyên Phó Chủ tịch MTTQ TP Hà Nội đề nghị cần sửa đổi tiếp theo trong Luật MTTQ Việt Nam và các văn bản hướng dẫn quy chế phối hợp giữa Ban Thường trực MTTQ Việt Nam và các tổ chức cùng cấp.

Đọc thêm

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Ngọc và đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số cơ quan, đơn vị.

Tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực hoàn thành các mốc tiến độ cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đi kiểm tra thực địa tại các hạng mục chính của dự án.
(PLVN) -Ngày 26/5, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào 15/7/2025 và hướng đến khai thác chính thức từ 1/1/2026.

Cục Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tư pháp Cao Xuân Thủy tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Đảng bộ Cục Kế hoạch – Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Chiều 20/6, tại trụ sở Bộ Tư pháp, với phương châm Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cục Kế hoạch – Tài chính đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái – Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp.

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp
(PLVN) -Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu trong lĩnh vực tư pháp.

Hải trình tác nghiệp thiêng liêng của nhà báo ở Trường Sa

Các nhà báo trong Đoàn công tác số 10 thăm Trường Sa tháng 4/2025
(PLVN) -Đoàn nhà báo chúng tôi có dịp đến với Trường Sa vào những ngày tháng Tư lịch sử, khi đất nước tưng bừng trong niềm vui thống nhất, khi đảo Trường Sa lớn đang hân hoan kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng. Với chúng tôi, đặt chân đến Trường Sa – quần đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió – chuyến đi ấy không chỉ là một hải trình đặc biệt, mà là một lần “chạm vào Tổ quốc” bằng cả trái tim.