Cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi) để thúc đẩy phát triển các làng nghề

TP Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. (Ảnh: BCT)
TP Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. (Ảnh: BCT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có nhiều nội dung về phát triển làng nghề. Trong thời gian tới, TP Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành cụ thể hóa các quy định này thành các chương trình, đề án, kế hoạch để Luật đi vào thực tiễn, thúc đẩy phát triển các làng nghề.

Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra khi chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội, diễn ra sáng 5/7.

Tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, công tác bảo tồn, phát triển làng nghề luôn được TP Hà Nội quan tâm. Thời gian qua, TP đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách để phát triển các làng nghề, trong đó có thí điểm phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Đặc biệt, TP tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.

Hiện nay, các làng nghề đã và đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình OCOP và Chương trình xây dựng nông thôn mới của TP. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, HTX, hộ nhỏ lẻ hoạt động tại các làng nghề cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Tại Hội nghị, đại diện các DN, HTX đã đưa ra nhiều kiến nghị liên quan đến các vấn đề như quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; các cơ chế chính sách hỗ trợ vốn vay, đào tạo cho các làng nghề. Giám đốc HTX Đức Anh - Đồng Quang Chính đề nghị TP tạo điều kiện hỗ trợ cho các DN tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề tại các tỉnh, TP trên cả nước và nước ngoài, tạo ra nhiều sân chơi để DN, cơ sở sản xuất được giao lưu, xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng mong muốn TP tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào phát triển ngành nghề… Ngay tại Hội nghị, đại diện các sở, ngành TP Hà Nội đã giải đáp các vướng mắc được đề cập.

Cụ thể hóa các quy định thành cơ chế, chính sách cụ thể

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ rõ, 2 năm qua, GRDP của TP Hà Nội luôn đạt trên 50 tỷ USD, trong đó doanh thu của các làng nghề chiếm khoảng 1 tỷ USD (bằng 1/50 tổng giá trị sản xuất của Hà Nội), tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn. Quan trọng hơn, làng nghề là nơi lưu giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam, giúp mang văn hoá Hà Nội và của Việt Nam ra thế giới.

Khẳng định cấp ủy, cả hệ thống chính quyền từ TP đến quận, huyện rất quan tâm đến lĩnh vực này nhưng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng thừa nhận, sự quan tâm có lúc, có nơi còn khác nhau, thậm chí là chưa đầy đủ, khiến cho các làng nghề vẫn chưa phát triển đạt được như kỳ vọng, thế mạnh vốn có.

Ông Trần Sỹ Thanh cho hay, nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của làng nghề, trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), TP đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua đã đề cập nhiều điều, khoản để thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này. “Hiện nay, TP đang tập trung triển khai thực hiện Luật. Đây là cơ hội để ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh của TP để thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô bền vững”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

TP Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề của cả nước. Trong đó có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được công nhận, hội tụ bởi 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước, thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã. Doanh thu của các làng nghề ước đạt trên 24.000 tỷ đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Đọc thêm

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.