Cụ ông mắc căn bệnh nguy hiểm sau hơn 40 năm hút thuốc lào và thuốc lá

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khoảng 40 năm hút thuốc lào rồi chuyển sang thuốc lá, người đàn ông có biểu hiện khó thở và suy nhược cơ thể, được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Bệnh nhân nam, 70 tuổi ở Hà Nội nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng ho khan, khó thở tăng lên, mệt nhiều. Bệnh nhân có biểu hiện lồng ngực căng phồng, hạn chế di động, điển hình cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong đợt cấp.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán: Đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Người bệnh cho biết bản thân có tiền sử COPD mới phát hiện. Trước đây bệnh nhân hút thuốc lào nhiều (khoảng 40 năm). Sau một thời gian ngắt quãng, khi 50 tuổi, bệnh nhân chuyển sang hút thuốc lá.

Khoảng hai năm trước, bệnh nhân có biểu hiện khó thở và bị suy nhược cơ thể được gia đình đưa đến khám tại các cơ sở và điều trị. Hiện tại bệnh nhân đã bỏ được thuốc lá.

Theo TS.BS Vũ Minh Điền, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp của bệnh viện: Tất cả thuốc lào hay thuốc lá đều có nguy cơ tổn thương mãn tính với đường hô hấp. Một người hút thời gian ngắn nhưng lượng hút nhiều thì cũng tổn thương tương tự như người hút nhiều nhưng số lượng ít.

“Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kéo giãn phế nang thường có biểu hiện ho, khạc đờm, khó thở. Khi thời tiết thay đổi, nhiễm khói bụi, nhiệm cúm hoặc bị các bệnh về đường hô hấp thì tình trạng khó thở sẽ tăng lên. Mặc dù nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là khói thuốc lá, nhưng cũng có một số yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm cho COPD trở nên tồi tệ hơn, bao gồm phơi nhiễm môi trường và yếu tố di truyền. Ví dụ, tiếp xúc nhiều với bụi tại nơi làm việc, hóa chất và ô nhiễm không khí có thể góp phần gây ra COPD” TS.BS Điền lý giải.

Cũng theo bác sĩ Điền, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Những người bị COPD phải cố gắng nhiều hơn để thở, điều này có thể dẫn đến khó thở và hoặc cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn sớm của bệnh. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp tình trạng khó khi thở ra hoặc khi hít vào. Bệnh nhân COPD có thể bị viêm phế quản tắc nghẽn, khí phế thũng hoặc cả hai.

"Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người bệnh nên đi khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được theo dõi định kỳ. Nếu có các triệu chứng ho, khó thở thì phải báo cho người thân để theo dõi và quản lý. Người bệnh cần tuân thủ thuốc dự phòng duy trì đều đặn gồm có thuốc chống viêm, giảm phù nề tại chỗ và các thuốc giãn phế quản. Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường tập thể dục, sinh hoạt điều độ để tăng cường hô hấp. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao tuổi có ít nhất hai đợt một năm nên đi tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu trước mùa đông xuân để tăng cường miễn dịch hạn chế nguy cơ mắc", bác sĩ đưa ra khuyến cáo.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhi bị ong vò vẽ đốt 52 vết. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bé gái 11 tuổi bị ong vò vẽ đốt 52 vết

(PLVN) - Bé gái đang chơi trước sân nhà thì bị đàn vò vẽ bay ra từ tổ ong trên cây đốt khoảng 52 vết. Người nhà phát hiện, liền đưa bé đến bệnh viện địa phương trong tình trạng lơ mơ.

Đọc thêm

Cứu sống trọng tài người Pakistan bị nhồi máu cơ tim

Đội ngũ bác sĩ hỏi thăm bệnh nhân trước khi về nước.
(PLVN) - Ngày 13/6, đội ngũ bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu - Đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Gia Đình (Đà Nẵng) thông tin vừa cứu sống thành công nam bệnh nhân người Pakistan bị nhồi máu cơ tim cấp trên nền tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu có sẵn.

Hành trình Đỏ 2024 : Tôn vinh những gương mặt tiêu biểu

Hành trình Đỏ 2024 : Tôn vinh những gương mặt tiêu biểu
(PLVN) -Trong nhiều năm qua, công tác hiến máu tình nguyện là một trong những hành động vì cộng đồng mang đầy ý nghĩa nhân văn, cao cả và thiết thực. Với mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu thương và sẻ chia, chương trình Hành trình Đỏ đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của lòng nhân ái và sự đoàn kết trong xã hội.

Bé trai bị xe ba gác chở xi măng chèn qua người

Bé trai bị xe ba gác chở xi măng chèn qua người
(PLVN) - Trên đường đi bộ, bé trai 12 tuổi xảy ra va chạm với xe ba gác chở xi măng và bị bánh xe chèn qua người. Tại bệnh viện, bác sĩ nhận định đây là trường hợp chấn thương rất nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao.

Một người phụ nữ phổi đông đặc vì mắc sốt xuất huyết

Sau thời gian điều trị tại khoa Cấp Cứu, bệnh nhân đã cắt sốt và không phải thở ôxy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân nữ, 53 tuổi ở tại Đan Phượng, Hà Nội nhập cơ sở y tế gần nhà do sốt cao, đau đầu và đau mỏi người. Bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là sốt xuất huyết. Sau 7 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện mà sốt cao hơn, có lúc lên đến 39 độ C, kèm theo đó là tiểu cầu giảm và đau bụng rất nhiều ở vùng thượng vị.

Sốc nhiễm trùng sau khi ăn bánh cuốn

Khoa Hồi sức truyền nhiễm chăm sóc người bệnh tại khoa (hình minh họa)
(PLVN) - Sau khi ăn bánh cuốn, người đàn ông Hải Dương xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đau quặn bụng từng cơn, sốt nhẹ... phải nhập viện điều trị.