Cụ ông 92 tuổi cất “nhà 9 tầng” trên cây

Căn nhà chòi 9 tầng trên cây của cụ Dương - Ảnh: Thanh Dũng
Căn nhà chòi 9 tầng trên cây của cụ Dương - Ảnh: Thanh Dũng
Một cụ ông ở An Giang thích sống trên cây để hưởng không khí trong lành, nghe chim hót nên cất "nhà 9 tầng" trên cây. Dân địa phương gọi ông là “ông già đọt cây” hay “người chim”. 
“Cửu trùng đài” để hóng gió trời, nghe chim hót!
Cụ Dương Văn Dương (ngụ ấp An Bình, xã Hòa Bình, H.Chợ Mới, An Giang) đã 92 tuổi, có gần 8 năm sống... trên cây. Hôm chúng tôi đến ấp An Bình không khó để tìm vì biệt danh "ông già đọt cây" ai cũng biết.
Nghe khách lạ hỏi thăm, chị Trần Thị Bé Bảy, con dâu thứ 5 của cụ Dương, dẫn chúng tôi ra căn nhà kỳ quái của cha chồng. Cái nhà lạ đời của cụ nằm cheo leo trên cây, riêng biệt trong khu đất vườn, gần đó không có nhà dân nên chị Bảy nói chính vì vậy mà chưa bị ai phản đối vì lo nhà sập!
Chị Bảy kể, lúc trước người ta thấy lạ đến xem ngôi nhà kỳ quái này rần rần nhưng bây giờ ai cũng quen nên ít đến xem nữa. “Từ ngày xây căn nhà kỳ dị đó, cụ ở trên đó suốt, tới giờ cơm mới xuống ăn, ăn xong lại leo lên”, chị Bảy nói.
Theo chị Bảy, mấy chục năm trước, cụ Dương trồng 4 cây gòn trong vườn theo hình vuông, mỗi cây cách nhau hơn 1,2 m. Lúc đó con cháu tưởng cụ trồng chơi nên không để ý. Vài năm sau, 4 cây gòn cao lớn thì cụ cho mọi người biết cụ sẽ cất cái tháp cao để lên đó nằm hóng gió trời, nghe chim hót cho vui. Lúc bấy giờ con cháu mới vỡ lẽ, thì ra cụ trồng 4 cây gòn để làm 4 cây cột sống.
Rồi từ năm 2007, cụ Dương đẽo tre, hì hục buộc chằng chịt vào 4 thân cây gòn rồi cất cái nhà (gọi là chòi thì đúng hơn). Cứ mỗi năm cụ cất thêm 1 - 2 tầng lên cao, tất cả đều bằng tre và ván vụn. Đến năm 2014, ngôi nhà trên cây của cụ Dương đã lên đến 9 tầng, tổng chiều cao trên 10 m, mà cụ hóm hỉnh gọi là “cửu trùng đài”.
92 tuổi vẫn rất khỏe
Chị Bảy đứng dưới căn chòi gọi. Nghe tiếng, từ trên cao, cụ Dương ở trần, nhú đầu ra hỏi: “Đứa nào kêu vậy bây?”. Và rồi, như trung niên, từ trên cao cụ bám theo các thanh tre trèo xuống rất nhanh.
“Người chim” cao khoảng 1,6 m, mái tóc bạc phơ nhưng cặp mắt còn rất tinh, miệng lúc nào cũng như chực nở nụ cười. Chị Bảy khoe ba chồng chị cao tuổi nhưng mạnh không thua gì thanh niên. Tới mùa nước lũ cụ Dương vẫn lặn dưới sông kéo lưới bắt cá. Mấy chục năm qua, hiếm khi nào cụ bị bệnh phải đi bác sĩ.
Nghe khách là nhà báo, cụ Dương nói "khoan chụp hình vì mấy ngày nay chưa chỉnh trang nên “cửu trùng đài” nhìn lếch thếch lắm". Cụ bảo chúng tôi để mười hôm nữa cụ sửa lại cho đẹp rồi hãy chụp hình! Rồi cụ khoe đã xây được 9 tầng nhưng cây gòn vẫn còn vượt cao nên dự định sẽ xây thêm cho đủ 10 tầng. “Mấy ngày nay nóc tầng thứ 9 bị dột nên hôm gặp mưa ngủ trưa không ngon. Nhờ mấy đứa cháu lên phụ sửa nhưng leo lên được tầng thứ 6 thấy lắc lư nên ngán!”, cụ Dương nói.
Khi cụ leo lên căn nhà kỳ quái này chúng tôi cũng leo theo. Căn nhà đan dọc ngang kết lại bằng các thanh tre cứ như rung lên khi thân cây gòn đung đưa theo gió. Các mảnh ván lót nhiều tấm đã mục nên người không quen vừa đặt chân lên nghe cái bụp đã hết hồn. Mấy thanh tre buộc chằng chéo bằng dây tạm, dây chì đã cũ, nhìn rất nguy hiểm. Tuy vậy, cụ Dương vẫn cứ leo thoăn thoắt và luôn miệng giục chúng tôi “leo lẹ lên!”.
Chốc chốc, cụ lại la, coi chừng vướng bẫy. Hóa ra cái bẫy là mấy tổ ong lá bám trên các thanh tre. "Leo lên xuống hoài nên lũ ong quen hơi, chứ người lạ rất dễ bị ong đốt!", cụ nói.
Khi nhắc đến cụ Dương cất nhà sống trên cây ai cũng bảo cụ khỏe thật, với tuổi ấy đi lên xuống cầu thang cao đã khó khăn, còn đằng này cụ lại leo trèo lên cái nhà cao hơn 10 m lại làm bằng tre mới đáng nể. Còn con cháu cụ nói, mấy năm trước, cụ ngủ đêm luôn trên cây, nhưng sau này con cháu phản đối quá vì ban đêm giông bão có bề gì sao leo xuống kịp. 
Nghe vậy cụ hứa chỉ leo lên ban ngày, còn ban đêm xuống đất ngủ trong nhà. Rồi con cháu ép quá nên cụ cũng đồng ý trời mưa to không leo lên căn nhà trên cây. Cụ bảo với con cháu, nhờ leo trèo tập luyện mà chân tay cụ dẻo dai, lên cao nghe tiếng chim, gió mát nên tinh thần sảng khoái…

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.