Cú điện thoại đáng ngờ từ hiện trường vụ giết hại phu nhân Thủ tướng Lesotho

 Thomas Thabane, Thủ tướng 80 tuổi của Lesotho đang bị tình nghi có liên quan đến vụ ám sát vợ mình sau khi cảnh sát phát hiện một cuộc gọi phát đi từ hiện trường vụ án đến điện thoại di động của ông.

ảnh 1

Thomas Thabane, Thủ tướng 80 tuổi của Lesotho đã kết hôn chỉ 3 tháng sau cái chết bí ẩn của người vợ cũ

Thông tin gây sốc

Thủ tướng của Lesotho - một quốc gia châu Phi nhỏ bé - đang chịu áp lực phải giải thích về cuộc gọi bí ẩn vào ngày vợ ông, bà Lipolelo (58 tuổi) bị bắn chết năm 2017. Cảnh sát trưởng Holomo Molibeli đã viết thư cho ông Thabane yêu cầu được biết danh tính của người gọi và “chủ đề” của cuộc gọi. “Các cuộc điều tra cho thấy có một liên lạc qua số điện thoại nghi vấn tại hiện trường vụ án với một số điện thoại di động khác. Số điện thoại di động đó thuộc về ông” - Cảnh sát trưởng Holomo Molibeli viết. Lời buộc tội đã làm rung chuyển quốc gia nhỏ bé có dân số 2 triệu người và là nơi Hoàng tử nước Anh Harry tới tình nguyện trong năm 2004.

Phu nhân Lipolelo bị bắn chết trong một cuộc tấn công man rợ ở ngoại ô Thủ đô Maseru chỉ 2 ngày trước khi chồng bà nhậm chức. Ba tháng sau, ông Thabane kết hôn với bà  Maesiah Ramoholi (42 tuổi) trong một lễ cưới xa hoa có sự tham dự của hàng nghìn người tại sân vận động Setsoto của Thủ đô Maseru. Trong đám cưới, họ còn dành phút mặc niệm để tưởng nhớ vị phu nhân quá cố.

Ông Relebohile Moyeye - Người phát ngôn của Thủ tướng tuyên bố, nhà lãnh đạo Thabane đã không nhận được bức thư đề ngày 23/12 của Cảnh sát trưởng. Ông cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy bức thư đó lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Do đó không dễ để bình luận về bất cứ điều gì vì chúng tôi không thể xác minh tính xác thực của bức thư đó”.

Bức thư đã được tiết lộ trong các tài liệu do ông Molibeli đệ trình lên tòa án cấp cao nhằm đình chỉ chức vụ của ông Thabane vì đã ra lệnh cho cảnh sát sử dụng bạo lực chống lại thường dân. Một thông tin gây sốc khác là Cảnh sát trưởng cáo buộc Thủ tướng Lesotho có “động cơ thầm kín” vì đã cố gắng ép ông nghỉ phép vô thời hạn khi các cuộc điều tra được Cục Điều tra Liên bang Mỹ hỗ trợ lần ra sự liên quan đáng ngờ của ông Thabane với cái chết của vợ cũ.

Ai bắn đệ nhất phu nhân?

Vụ sát hại bà Lipolelo, người vợ thứ hai của ông Thabane, vào tháng 6/2017 ban đầu được cho là do làn sóng bạo lực chính trị tàn phá vùng đất từng là thuộc địa cũ của Anh. Hai người đã kết hôn năm 1987 và có một con gái, nhưng họ chia tay vào năm 2012 khi ông Thabane đệ đơn ly hôn. Tuy vậy, bà Lipolelo nhất quyết từ chối nên tại thời điểm bà bị sát hại, cặp đôi vẫn có hôn nhân hợp pháp do tòa án chưa ra phán quyết.

Vào năm 2015, bà Lipolelo đã kiện lên tòa án tối cao và giành được quyền lợi của một đệ nhất phu nhân của đất nước bao gồm có một vệ sĩ và một lái xe riêng. Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Thabane cũng đã mô tả vụ giết hại vợ của mình là một vụ “giết người vô nhân tính”.

Trong khi đó, với người vợ hiện tại, ông Thabane gặp lần đầu tiên vào năm 2012 khi bà Maesiah đến văn phòng của ông để nhờ giúp đỡ. Thấy ông Thabane “tấn công”, sau thời gian đầu từ chối, cuối cùng bà này đồng ý hẹn hò với chính trị gia cao tuổi. Trong đám cưới của mình, ông Thabane tuyên bố ông quyết tâm lấy được “người phụ nữ trong mơ” và ông vẫn cảm thấy “trẻ trung và tươi mới”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.