Cú “đầu tư” đổ bể

Nhiều cán bộ của Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng UBND, Phòng Văn hóa, Phòng Thanh tra... “tố” bị lãnh đạo UBND, Huyện ủy nợ tiền. Hình minh họa.
Nhiều cán bộ của Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng UBND, Phòng Văn hóa, Phòng Thanh tra... “tố” bị lãnh đạo UBND, Huyện ủy nợ tiền. Hình minh họa.
(PLVN) - Câu chuyện nhiều cán bộ của Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng UBND, Phòng Văn hóa, Phòng Thanh tra... “tố” bị lãnh đạo UBND, Huyện ủy một huyện vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2013-2015 “nợ” cỡ 52 tỷ đồng, có nhiều điều bất thường.

Lãnh đạo đương nhiệm xác nhận “thời điểm đó lãnh đạo (cũ) của huyện “vay” tiền của các cá nhân trong và ngoài cơ quan, để chi tiêu vào các việc như tiếp khách, ăn uống, sửa xe, lắp bàn ghế… và nhiều khoản khác”, dù “theo quy định, huyện không được phép được vay”. Lưu ý những khoản tiền đó “không có hóa đơn, chứng từ rõ ràng”.

Điều bất thường thứ nhất xảy ra, khi người ta thắc mắc hà cớ gì lãnh đạo huyện phải “vay” cấp dưới để phục vụ những việc công? Lương lãnh đạo huyện cũng đâu có đến mức quá “bèo bọt” mà phải đói khát để “vay ăn uống”?

Về phía những người cho vay, một số người cho rằng “ngoài việc bỏ tiền túi ra còn phải vay ngân hàng để cho tập thể chi tiêu nếu có lệnh của Chủ tịch, Bí thư”. Có người cho hay suốt từ năm 2013 đến nay, dù đã làm đơn gửi đến UBND tỉnh Thanh Hóa, Thanh tra Chính phủ, thậm chí khởi kiện ra TAND huyện Yên Định, TAND tỉnh Thanh Hóa, nhưng vẫn không đòi được đồng nào.

Một người “cho vay” biện bạch: “Anh em cấp dưới như chúng tôi cứ lãnh đạo nói là bỏ tiền của mình ra chi thôi, hầu như không có giấy tờ cụ thể gì”.

Đến đây, điều bất thường thứ hai xảy ra. Nếu đã xác định nghĩa tình với đồng nghiệp, đồng đội thì chuyện giúp đỡ tương trợ nhau lúc khó khăn, dù có bán máu cho nhau cũng không ngại ngần so đo, tính toán.

Vụ này, không thấy các bên nói đến chuyện nghĩa tình, mà là chuyện “vay nợ”. Và “oan có đầu, nợ có chủ”. Ở đây mọi chuyện rất nhập nhèm. Vì sao phải âm thầm “bỏ tiền túi”, âm thầm “vay ngân hàng” theo “lệnh của Chủ tịch, Bí thư”; mục đích “cho tập thể chi tiêu”; rồi sau đó tố cáo, kiện tụng?

Chưa bàn đến chuyện câu chuyện này sẽ rắc rối ra sao khi tìm cách xử lý; hành chính hay hình sự, dân sự; người ta thấy cả hai bên đều “có vấn đề”. Bí thư, Chủ tịch huyện này sao lại có những “lệnh” kỳ cục đến thế? Những người cho vay, thường ở “cơ trên”, nhưng sao khi cho vay lại tự nguyện chấp nhận cảnh “nắm dao đằng lưỡi” như thế?

Phải chăng đây chính là những cú “đầu tư”, để mong có thể đổi lấy những cơ hội làm ăn, những thăng quan tiến chức sau này? Có điều cú “đầu tư” đổ bể, nên mới xảy ra những tố cáo kiện tụng bi hài như vậy.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.