Cụ bà 98 tuổi bị khối u 'xâm chiếm' má phải

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân N.T.H (98 tuổi, Nam Định) đến khám với khối u sùi loét lớn vùng má mi dưới phải.

Theo người nhà bệnh nhân cho biết, vài chục năm trước khối u chỉ là một nốt mụn ruồi vùng mi dưới phải, với tốc độ phát triển chậm thi thoảng gây ngứa, gãi. Tuy nhiên, trong 3 tháng trở lại đây, khối u phát triển với tốc độ nhanh chóng, sùi loét, rỉ máu và gây đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh nhân được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Qua thăm khám lâm sàng và kết quả chọc hút tế bào, các bác sĩ chẩn đoán hướng tới ung thư da vùng má mi dưới. Tổn thương kích thước lớn 4 x 5 cm, chiếm gần toàn bộ vùng mi dưới và một phần má phải trên một bệnh nhân cao tuổi, gầy yếu, cân nặng chỉ 32 kg, tiền sử tăng huyết áp, đã đặt nhiều thách thức cho ekip phẫu thuật viên và bác sỹ.

Theo các bác sĩ, những nguy cơ và khó khăn được đặt ra khi bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ, khó khăn trong giao tiếp. Khai thác thêm thông tin, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, do vậy cần duy trì huyết động chu phẫu tốt và thích hợp để phòng tránh các tai biến trong mổ và sau mổ, suy thận, bệnh lý mạch vành, tai biến mạch não, tụt huyết áp, mê sảng hậu phẫu... Ngoài ra, bệnh nhân cao tuổi, gầy yếu, nguy cơ bị hạ thân nhiệt trong và sau mổ nên cần thực hiện các biện pháp theo dõi nhiệt độ và ủ ấm sát sao.

Khó khăn về phẫu thuật, nguyên tắc được đặt ra là cắt rộng tổn thương, đảm bảo diện cắt âm tính và tạo hình che phủ tổn khuyết sau cắt u. Với tổn khuyết lớn chiếm gần toàn bộ mi dưới và má phải đòi hỏi cần sử dụng vạt da tạo hình không gây trễ mi dưới và biến dạng các cấu trúc xung quanh.

Có nhiều kỹ thuật tạo hình có thể sử dụng cho bệnh nhân từ vạt tại chỗ, vạt lân cận hoặc vạt từ xa. Tuy nhiên, tận dụng người cao tuổi có nhiều da thừa vùng má, cổ, các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật vạt Mustarde, một vạt xoay vùng má được phẫu tích rộng rãi, xoay vào che phủ tổn khuyết, vừa đảm bảo chức năng, vừa đảm bảo thẩm mỹ và rút ngắn thời gian phẫu thuật trên bệnh nhân này. Sau phẫu thuật, bệnh nhân nhẹ nhàng, ít đau đớn.

Bác sĩ Lưu Phương Lan - Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Vi phẫu, Trung tâm Sọ mặt và Tạo hình khuyến cáo, nếu người bệnh có các biểu hiện như: các trường hợp nốt ruồi, u cục với đặc điểm màu sắc bất thường, không đồng nhất, ranh giới không rõ, sẩn gồ, sùi loét, chảy dịch, tăng kích thước nhanh, gây đau, rỉ máu thì nên cần được khám sớm và điều trị thích hợp.

Ung thư da là một trong các loại ung thư thường gặp, dễ chẩn đoán và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Bệnh gặp ở người da trắng hơn người da vàng, có tương quan tỉ lệ nghịch giữa tỉ lệ mắc với lượng sắc tố melanin da. Gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, thường gặp ở người già nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc ung thư da, đặc biệt là ở những người thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời và hóa chất độc hại. Lạm dụng mỹ phẩm hoặc chế độ ăn uống không hợp lý cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.