Cụ bà 91 tuổi 'thoát' bệnh ung thư dạ dày nhờ phẫu thuật nội soi hoàn toàn

Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt cực trên dạ dày, miệng nối thực quản - dạ dày được thực hiện bằng tay (BN Hoàng Thị K). Ảnh: BVCC
Phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt cực trên dạ dày, miệng nối thực quản - dạ dày được thực hiện bằng tay (BN Hoàng Thị K). Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bà Hoàng Thị K., 91 tuổi, phát hiện bị ung thư dạ dày và sức khỏe lại không được tốt, các con của bà không muốn phẫu thuật vì sợ bà phải chịu thêm đau đớn. Tuy nhiên, sau khi được các bác sĩ thăm khám, bà K. đã được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt đoạn dạ dày, nạo vét hạch.

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân 91 tuổi bị ung thư dạ dày.

Theo đó, khi bà K. đến khám tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai, sau khi nội soi, chụp chiếu và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bà được chuyển sang Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy. Tại đây, các bác sĩ nhận định bệnh nhân K. có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt đoạn dạ dày, nạo vét hạch.

Với sự giúp sức của Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa, qua 5 lỗ nhỏ trên thành bụng, kích thước từ 0,5 đến 1 cm, các phẫu thuật viên của Khoa phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy đã đưa camera và các dụng cụ nội soi tiếp cận, phẫu tích, bóc tách dạ dày và các mạch máu, hạch liên quan.

Sau khi đoạn dạ dày bị ung thư cùng mạc nối, hạch được cắt đi cả khối, mỏm dạ dày được nối với hỗng tràng cũng qua nội soi. Ca mổ kéo dài trong khoảng 3 tiếng và thành công đúng như dự kiến. Chỉ 2 ngày sau phẫu thuật, bà K. đã có thể ăn cháo và đi lại nhẹ nhàng. Điều khiến gia đình bà K. vô cùng bất ngờ là chỉ sau 5 ngày, sức khỏe của bà K. hồi phục gần như bình thường.

Ca lâm sàng của bà K. chỉ là một trong vô số các ca phẫu thuật nội soi hoàn toàn điều trị ung thư dạ dày và đại tràng đã trở thành thường quy tại Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai.

TS. Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng khoa cho biết: Phẫu thuật nội soi ngày nay được sử dụng rỗng rãi để điều trị các bệnh lành tính và ác tính. Phẫu thuật nội soi hoàn toàn (nghĩa là toàn bộ các thao tác, kể cả các miệng nối đều được thực hiện qua nội soi) để điều trị ung thư dạ dày và đại tràng tuy là kỹ thuật khó, phức tạp nhưng đã trở thành kỹ thuật thường quy của Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy và đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân so với mổ mở nói chung và phẫu thuật nội soi hỗ trợ với miệng nối ngoài cơ thể nói riêng. Với những phương pháp này, sau khi nội soi cắt dạ dày hay đại tràng xong vẫn phải mở nhỏ thành bụng để đưa dạ dày, ruột ra ngoài ổ bụng thực hiện miệng nối.

Phẫu thuật nội soi hoàn toàn điều trị ung thư dạ dày và đại tràng khi được thực hiện thành thạo sẽ là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, an toàn với vết mổ nhỏ, tỷ lệ biến chứng thấp (tỷ lệ biến chứng miệng nối; tắc ruột, thoát vị sau mổ thấp; hiệu quả hồi phục sau mổ cao).

Miệng nối được thực hiện trong cơ thể nên phần ruột lành được giữ ổn định tại chỗ, không bị co kéo làm tổn thương thành dạ dày, ruột và mạch máu nuôi miệng nối; không kéo bệnh phẩm qua vết mổ, có thể thực hiện đường mở nhỏ vừa đủ để lấy bệnh phẩm ở vị trí thẩm mỹ, ít nguy cơ thoát vị và nhiễm trùng, nếu kết hợp với phương pháp lấy bệnh phẩm qua đường lỗ tự nhiên thì sau mổ người bệnh gần như không có sẹo mổ, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người bệnh, nhất là với bệnh nhân trẻ tuổi, là nữ giới.

Cũng do phần ruột lành ít bị sang chấn, co kéo, thành bụng ít bị tổn thương sau phẫu thuật nội soi hoàn toàn mà người bệnh phục hồi rất nhanh sau mổ, lưu thông ruột trở lại rất sớm ngay sau mổ (nếu mổ phương pháp khác thì thường sau 3 ngày trở ra bệnh nhân mới có trung tiện trở lại), đau rất ít nên hô hấp không bị hạn chế, người bệnh có thể tập vận động sớm ngay sau mổ.

Tuy nhiên, theo các phẫu thuật viên của Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy, làm miệng nối trong cơ thể trong phẫu thuật nội soi là kĩ thuật khó, phức tạp, nhiều nguy cơ, chỉ sơ xuất nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Vì vậy, để thực hiện kỹ thuật này, đòi hỏi phẫu thuật viên phải được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, có kỹ năng tốt (có thể thao tác khâu nối nội soi như mổ mở) và bề dày kinh nghiệm cùng đầy đủ vật tư trang thiết bị phẫu thuật.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.