COVID-19 và vaccine “thức tỉnh”

COVID-19 và vaccine “thức tỉnh”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường ca “Sự sống và lòng biết ơn”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn nộp lưu chiểu quý 3/2021, Trường ca gồm 46 khúc, hơn 220 trang in. Đây là tác phẩm thứ 15 (gồm 2 trường ca, 10 tập thơ, 2 tập ký và tản văn) của nữ nhà thơ, họa sỹ Phạm Thị Phương Thảo.

Về thời gian, trường ca bắt đầu từ đêm Giao thừa đáng nhớ chuyển sang năm Canh Tý 2020. Thiêng liêng thay thời khắc giao thừa. Bỗng mưa đá, sấm chớp xảy ra, hiện tượng tự nhiên chưa bao giờ có.

Trong “Sự sống và lòng biết ơn”, nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo đặt câu hỏi: “Có phải là một điềm báo của vũ trụ, của mẹ thiên nhiên?/ Có phải dấu hiệu về sự trừng phạt của mẹ thiên nhiên với loài người?/ Phải chăng là cái kết tất yếu khi sự tham lam, ngu ngốc của chúng ta đã đến lúc phải trả giá?/ Khi con người vẫn tiếp tục hủy hoại thiên nhiên, môi trường sống một cách không thương tiếc”, (trang 20).

COVID-19 đã góp phần thức tỉnh nhân loại, thức tỉnh từng con người. Con người buộc phải “Thay đổi thói quen”, (khúc 10), “Sống chậm lại”, (Khúc 12), biết “Tự cách ly”, học lại từ những điều đơn giản như rửa tay (Khúc 13) để bảo vệ gia đình và cộng đồng. Phạm Thị Phương Thảo dành hẳn Khúc 28 nói về “Sự thức tỉnh” của nhân loại.

Sự thức tỉnh ngay ý thức chấp hành luật pháp, chung sức đồng lòng cùng Chính phủ. Thực tế, từ đêm Giao thừa sấm chớp, mưa đá ấy đến nay đã có “bốn làn sóng” COVID-19 vào Việt Nam. Nhiều địa phương lần lượt trở thành tâm dịch. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh, 18 tỉnh và thành phố khác ở phía Nam và Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Ở những địa phương này, chính quyền yêu cầu cư dân ở nhà, ra ngoài không lý do chính đáng sẽ bị phạt, vậy nên “Hãy ở yên trong ngôi nhà của bạn”, (Khúc 41). Với Phạm Phương Thảo, chị biết “sống chậm”, theo cách của nhà thơ. “Làm tất cả những việc yêu thích mà bạn chưa có điều kiện làm hay đơn giản là chưa có thời gian để làm trước đây/ Hãy đọc cuốn sách hay mà ta yêu thích hay muốn tự khám phá các tác phẩm văn học nghệ thuật mà ta chưa kịp tìm hiểu...”, (trang 23).

Trước hiểm họa COVID-19, với Việt Nam, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam với truyền thống, đạo lý “Bầu ơi thương lấy bí cùng” được phát huy hơn bao giờ hết. Đất nước dang rộng vòng tay đón những công dân đang làm ăn, học tập ở nước ngoài – những nước “tâm dịch” trở về. “Trong tim mỗi người Việt hôm nay bỗng tràn ngập lòng yêu thương đồng loại/ Chúng ta xúc động hơn trước rất nhiều hiện thực đẹp đẽ, xa xót/ Hàng nghìn người con xa quê đang hối hả quay trở về Tổ quốc/ Đất nước lại dang rộng vòng tay đón đàn con xa xứ trở về nhà/ Yêu con người, yêu đất nước, chúng ta cần thêm lòng nhân ái, bao dung/ Để mỗi người thêm trân trọng, biết ơn nước Việt, nòi giống Tổ tiên mình!”, (trang 43, Khúc 11: Trở về đất mẹ). Không chỉ đón công dân từ các nước về, các tỉnh, thành phố miền Trung để “chia lửa” với TP Hồ Chí Minh trong thời gian “cách ly xã hội”, đã kịp thời đưa bà con về quê hương, gia đình.

Và đó là tình người trong dịch bệnh, tình người đối với nhân dân vùng dịch, vùng đang bị giãn cách, cách ly... làm cho mọi trái tim dù “vô cảm” nhất cũng phải rung lên “nhịp điệu” người. Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo gọi đó là “Vaccine mang tên lạc quan”, (Khúc 24).

Trong trường ca “Sự sống và lòng biết ơn”, Phạm Thị Phương Thảo đã có những trang viết xúc động dành cho “Những chiến binh áo trắng”, (Khúc 27). Đội ngũ thầy thuốc Việt Nam, từ bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng viên đã và đang thực sự là những “chiến binh” ở tuyến 1 chống COVID-19. Họ đang thực hiện “Sứ mệnh chiến thắng”, (Khúc 42) cho những “Mùa sinh nở”, (Khúc 33).

“Thế giới rồi sẽ đi đâu?”, câu này trong “Vĩ thanh” đang là câu hỏi lớn của nhân loại. Dù rất khó trả lời bởi với COVID-19 - con người vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. COVID-19 đã và đang thức tỉnh lương tri. “Khi lòng người luôn gieo hạt thiện thế gian này sẽ nở hoa”, (Phạm Phương Thảo), điều này minh định một chân lý.

Với “Sự sống và lòng biết ơn”, nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo đã có những lý giải về sự bất ổn, lên tiếng về sự vĩnh cửu. Trường ca vì thế không chỉ là biết ơn “Những chiến sỹ trên tuyến đầu chống dịch”, (Khúc 43), đã và đang bảo vệ sự sống cho các bệnh nhân COVID-19, mà có giá trị thông điệp, giá trị tư tưởng. Chúng ta có quyền hy vọng, đó là “vĩ thanh” được chờ đợi.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Loạt sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa

Loạt sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa
(PLVN) -  Thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội cấp tỉnh năm 2025, với chủ đề: Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu" chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc hứa hẹn mang đến cho nhân dân và du khách những trải nghiệm thú vị.

Mong thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn giá trị của hòa bình

Một cảnh trong phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.
(PLVN) -  Là người đứng sau loạt kỹ xảo ấn tượng trong nhiều bộ phim lịch sử, chiến tranh, Kiến trúc sư (KTS) Đinh Việt Phương tiếp tục ghi dấu ấn khi tham gia vào hai bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” và “Mưa đỏ”. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với anh Việt Phương để nghe anh chia sẻ về hành trình tái hiện những ký ức chiến tranh bằng ngôn ngữ kỹ xảo hiện đại, đầy tâm huyết.

Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia kêu khó khăn, Cục Thể dục Thể thao chỉ đạo khẩn

Sân vận động Mỹ Đình.
(PLVN) - Trước sự xuống cấp của sân Mỹ Đình cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia không mấy khả quan, Cục trưởng Cục TDTT, Bộ VH,TT&DL Nguyễn Danh Hoàng Việt đã có buổi làm việc với Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia để nắm bắt tình hình hiện tại, cũng như chỉ đạo về các nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới.

Nghệ thuật hun đúc tự hào dân tộc của giới trẻ

Nghệ thuật hun đúc tự hào dân tộc của giới trẻ
(PLVN) - Khi các nghệ sĩ trẻ tỏ lòng biết ơn các anh hùng dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước qua những MV, clip, đó không chỉ là một hành động nghệ thuật, mà còn là một cách truyền tải tinh thần dân tộc sâu sắc đến thế hệ trẻ.

Bộ đội Việt Nam cứu hành khách ngã cầu thang trên tàu quốc tế

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai hỗ trợ đưa hành khách đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
(PLVN) - Một du khách bất ngờ bị tai nạn do ngã cầu thang gãy chân trên tàu du lịch quốc tế Mein Schiff 6 trong hành trình du lịch từ Hồng Kông đến Việt Nam. Ngay khi nhập cảnh tại Quảng Ninh, Việt Nam du khách đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Hà Nội FC quyết tâm có 3 điểm

Nam Định hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng V.League 24/25 (Ảnh VPF)
(PLVN) -Cả 3 trận tiếp theo vòng 20 đều diễn ra vào hôm nay, 27/4. Hà Nội FC cần chiến thắng để tiếp tục cuộc đua vô địch với đội Nam Định.

Hành trình tìm lại chính mình giữa thế giới ồn ào

Hành trình tìm lại chính mình giữa thế giới ồn ào
(PLVN) - Trong nhịp sống hối hả, người ta thường dễ hiểu lầm thiền là một thứ gì đó huyền bí, tâm linh. Tuy nhiên, cuốn sách “Đường vào Thiền” của Osho đã mở ra một cách tiếp cận khác - một con đường đi vào thiền không phải để chạy trốn cuộc sống, mà là hành trình khám phá bản thể, để hiểu và sống trọn vẹn hơn.

Đến chiến trường xưa lắng nghe đất kể

Đến chiến trường xưa lắng nghe đất kể
(PLVN) - Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những địa danh từng là chiến trường xưa như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, rừng Sác, Bến Nhà Rồng... lại trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những chuyến hành trình không chỉ để tham quan, mà còn để lắng nghe đất kể chuyện - những câu chuyện về quá khứ hào hùng, về những con người đã làm nên lịch sử.

'Madame Bình' - niềm tự hào của bản lĩnh đàm phán Việt Nam

'Madame Bình' - niềm tự hào của bản lĩnh đàm phán Việt Nam
(PLVN) - Những ngày này, cuốn hồi ký "Gia đình, bạn bè và đất nước" của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tái bản nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Nhiều người đọc đã thấy được người cháu ngoại của nhà yêu nước Phan Chu Trinh trong cuộc hành trình vì hòa bình cho dân tộc. Hoạt động cách mạng của bà Nguyễn Thị Bình quá nổi tiếng, nhiều người đã biết, tôi chỉ xin ghi lại những câu chuyện tâm tình rất riêng của bà qua cuốn hồi ký đặc biệt này.

Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh

Luật sư Ngô Bá Thành, bà Nguyễn Thị Bình, bà Nguyễn Thị Định, ni sư Huỳnh Liên tại Kỳ họp Quốc hội khóa VI năm 1976.
(PLVN) - Ở Việt Nam, áo dài không chỉ là nét đẹp văn hóa in sâu trong tâm thức người Việt và được lan tỏa rộng rãi, sâu sắc, ấn tượng với bạn bè quốc tế, mà còn là trang phục lưu giữ những câu chuyện lịch sử, tình yêu và mang ý nghĩa khát vọng sâu sắc về tinh thần của dân tộc. Như một huyền thoại, áo dài đã đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam trên khắp các nẻo đường đấu tranh, làm nên những kỳ tích trong cuộc kháng chiến trường kỳ, góp phần vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thống nhất đất nước.

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua
(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Thư gửi người xưa, nhắn người nay và lời hồi đáp giữa hai thế hệ

Những lá thư thời chiến được nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm. (Ảnh: Nhà văn Đặng Vương Hưng)
(PLVN) - Trong thời chiến, những bức thư là nhịp cầu kết nối giữa tiền tuyến và hậu phương, là nơi người chiến sĩ gửi gắm, bày tỏ tâm tư, tình cảm. Đến khi hòa bình, những lá thư ấy lại trở thành sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa người lính nằm lại nơi chiến trường và người được sống trong thời bình. Thông qua những dòng thư, thế hệ hôm nay không chỉ thấu hiểu những hy sinh, mất mát của cha ông mà còn nuôi dưỡng lòng biết ơn, niềm tự hào và nguyện sống thật xứng đáng, như một lời hồi đáp gửi lại thế hệ đi trước.