COVID-19 thuộc 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vaccine

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ Y tế, từ 01/8/2024, COVID-19 sẽ thuộc 10 bệnh truyền nhiễm mà người có nguy cơ cao mắc bệnh bắt buộc phải tiêm vaccine.

Tại Thông tư số 10/2024/TT-BYT, Bộ Y tế quy định danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch. Cụ thể các bệnh gồm: COVID-19, bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản B, dại, cúm.

Như vậy, vaccine COVID-19 sẽ là loại vaccine bắt buộc phải tiêm đối với người có nguy cơ mắc bệnh tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.

Bộ Y tế cho biết, việc xác định đối tượng phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch thuộc danh mục do sở y tế trình UBND tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vaccine, sinh phẩm y tế, nguồn lực của địa phương.

Ngoài ra, Thông tư số 10/2024/TT-BYT cũng đưa ra danh mục các bệnh truyền nhiễm, với đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm 11 bệnh là: viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b (nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, gồm: viêm phổi, viêm màng não…), sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do virus Rota.

Theo đó, các vaccine bắt buộc nếu chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm bù càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

Vaccine phòng 11 bệnh truyền nhiễm nêu trên có lịch tiêm cụ thể cho các trẻ từ sơ sinh đến đủ 7 tuổi. Riêng vaccine uốn ván còn có chỉ định tiêm cho phụ nữ mang thai (trong đó, đối với người chưa tiêm, chưa tiêm đủ 3 lần vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản, hoặc không rõ tiền sử tiêm vaccine cần tiêm đủ 5 mũi trước, trong thai kỳ và trong lần mang thai lần sau), theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Vaccine thuộc danh mục quy định này được triển khai trên toàn quốc cho trẻ em, phụ nữ có thai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng do Nhà nước tổ chức, tiêm miễn phí đối với các vaccine bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Đọc thêm

Bổ sung chính sách để việc hiếm muộn con không là gánh nặng

Toàn ngành Dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 70% là lao động nữ. (Nguồn: vwu.vn)
(PLVN) - Cùng với sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao. Ước tính, mỗi năm có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn (chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%). Trong số này, khoảng 50% là cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm.

Giật mình hai xu hướng sống mang lại nhiều rủi ro

Mỗi người cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi thử nghiệm các xu hướng chữa lành lên bản thân. (Ảnh minh họa, nguồn: VNE)
(PLVN) - Quay trở về với tự nhiên đang là một xu hướng chữa lành được nhiều người hướng đến. Từ việc bỏ phố về làng, tham gia các tour du lịch sinh thái, cho đến khoa tu thiền,... Bên cạnh những hoạt động chữa lành có ích, vẫn còn đó những xu hướng cực đoan, đem lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mọi người.

Tin vui cho bệnh nhân HIV

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp nhận thuốc ARV điều trị HIV/AIDS từ Chính phủ Úc trong hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới. Ảnh: Cục phòng, chống HIV/AIDS
(PLVN) - Sau khoảng thời gian nguồn cung ứng thuốc ARV bị gián đoạn, chiều 20/6, Bộ Y tế tiếp nhận 65.000 lọ thuốc ARV từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

30 triệu dân Việt Nam cần phục hồi chức năng

Chuyên gia phục hồi chức năng cho người bệnh tại Đa khoa Quốc tế Việt – Nga.

(PLVN) - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam năm 2022, có khoảng 30% người dân, tương đương với 30 triệu người cần được phục hồi chức năng, chủ yếu mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp, đau lưng, thoái hóa cơ xương khớp...

Nguyên nhân gia tăng trẻ mắc bệnh ho gà ở TP HCM

Trẻ tiêm vaccine có thành phần ho gà. Ảnh: VNExpress.
(PLVN) - Số ca bệnh ho gà ghi nhận tại TP HCM từ đầu năm 2024 tới nay tăng so với cùng kỳ các năm trước. Đa số là trẻ mắc bệnh chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc do chưa được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Khánh kiệt vì lo viện phí cho cha

Không có BHYT, chi phí điều trị, thuốc men đang là gánh nặng đối với gia đình ông Bằng.
(PLVN) - Đây là trường hợp của ông Lê Đức Bằng (55 tuổi, trú tại xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, Nam Định) trong lúc sửa lại mái bếp của gia đình, không may bị trượt chân ngã xuống đất bị chấn thương sọ não nghiêm trọng. Gia đình ông Bằng có hoàn cảnh khó khăn, lại không có BHYT nên viện phí, thuốc thang là gánh nặng lớn đối với gia đình người nông dân nghèo này.

Người phụ nữ U50 và hành trình lần đầu làm mẹ sau 30 năm đợi chờ mòn mỏi

Chị Huế và con trai. Ảnh: Nguyệt Anh
(PLVN) - Đó là hành trình với vô vàn cảm xúc khó tả, hòa quyện giữa niềm vui, sự hồi hộp và cả những lo lắng. Đối với những người phụ nữ đã bước qua nửa đời người, việc mang thai và sinh con trở thành một kỳ tích, một phép màu đầy bất ngờ. Câu chuyện của chị Trần Thị Huế là minh chứng cho sức mạnh của hy vọng và tình yêu, khi chị lần đầu được ôm con trong vòng tay sau gần 30 năm hiếm muộn với bao khó khăn và thử thách.

Bộ Công an cảnh báo về loại ma túy cực độc

Bộ Công an cảnh báo về loại ma túy cực độc
(PLVN) - Fentanyl là một loại ma túy cực độc, gây nghiện gấp 50 lần heroin, 100 lần moóc-phin. Dù chưa phát hiện tại Việt Nam song trước xu thế mở rộng thị trường các loại ma túy thì việc xuất hiện Fentanyl ở nước ta là tất yếu...

Cẩn trọng với 'bệnh trẻ em' đang đe dọa cả người lớn

Một ca mắc viêm não Nhật Bản được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Nguồn: BVCC)
(PLVN) - Được xem là một trong những bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, viêm não Nhật Bản thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8. Bên cạnh việc chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, thì nay bệnh đang diễn tiến theo chiều hướng đe dọa cả đối tượng người trưởng thành.