COVID-19 là bệnh dịch hay bệnh thông thường?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong Hội nghị Y khoa vừa được tổ chức tại TP HCM, nội dung được mọi người quan tâm bậc nhất là đã đến lúc Việt Nam coi COVID-19 là bệnh thông thường hay chưa?

Một bác sĩ, chuyên gia dịch tễ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành truyền nhiễm, nêu quan điểm cần sớm xem COVID-19 là bệnh lưu hành. Ông cho rằng Việt Nam đang trong làn sóng dịch mới nhưng đa số người nhiễm có triệu chứng nhẹ, tỷ lệ chuyển nặng thấp. Chủng Omicron chiếm ưu thế và “đẩy lùi” được chủng Delta như một số nước trên thế giới thì dịch bệnh sẽ không còn là gánh nặng.

Việc chần chừ xem COVID-19 là bệnh thông thường sẽ gây nhiều thiệt hại về kinh tế, như tốn chi phí xét nghiệm, truy vết, theo chuyên gia này. Khi đã xem COVID-19 là bệnh lưu hành, người có triệu chứng sẽ tự điều trị, không cần xét nghiệm. “Nếu biết bệnh vài ngày sẽ khỏi thì không cần xét nghiệm, gây tốn kém không cần thiết, chỉ cần tập trung bảo vệ nhóm người nguy cơ”, ông nói.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia có quan điểm khác, cho rằng chưa nên xem COVID-19 là bệnh thông thường vào thời điểm này, mà cần đặt ra câu hỏi “xem COVID-19 là bệnh lưu hành thì có lợi ích gì trước mắt, có gì thay đổi, có tích cực gì về kinh tế?”, “Nếu mục đích rõ ràng thì tuyên bố COVID-19 là bệnh lưu hành, còn không thì chờ đến khi thật sự là bệnh lưu hành hãy tuyên bố”.

Trên lý thuyết, một bệnh dịch được coi là bệnh thông thường khi nó lưu hành ổn định trong cộng đồng, có thể dự đoán được số lượng ca nhiễm ở mỗi thời điểm nhất định. Bệnh cần tạo miễn dịch cộng đồng, đồng thời ngành Y tế có khả năng khống chế được dịch.

Thực tế trên thế giới, một số nước như Vương quốc Anh không lo ngại làn sóng dịch mới, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng virus nên không bắt buộc tự cách ly. Tuy nhiên, chính quyền vẫn khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang. Nhiều quốc gia khác, kể cả Mỹ, chưa xem COVID-19 là bệnh cúm, bệnh thông thường, do bệnh đang gây tử vong gấp 4-5 lần cúm.

Quay trở lại với Việt Nam, nhiều đánh giá cho biết chúng ta không thể bằng Anh hay Mỹ về nguồn lực y tế, chưa đủ mạnh để đảm bảo dịch sẽ không gây tử vong, nên chưa thể xem COVID-19 là bệnh lưu hành ở thời điểm này. Theo một số dự đoán, trong 6 tháng tới Việt Nam có thể còn ít nhất 1-2 làn sóng COVID-19 nữa, sau đó mới có thể trở thành bệnh lưu hành. Theo quy luật gây bệnh của virus và thực tế ở một số nước mà Omicron từng “quét” qua, dự kiến 2-3 tuần nữa số ca nhiễm mới sẽ giảm. Do đa số người mắc đã có miễn dịch nên “làn sóng” này sẽ tương đối nhẹ nhàng hơn, sau đó số ca nhiễm có thể vẫn tăng nhưng số nặng tương đối ổn định, không còn đáng lo ngại.

Theo giải thích này, nói một cách dễ hiểu hơn, khi nào hầu hết người dân đã có miễn dịch và miễn dịch mạnh thì làn sóng dịch sẽ chấm dứt. Hiện miễn dịch chưa bền vững nên dịch vẫn có thể sẽ thành chu kỳ.

Với COVID-19 “biến hóa khôn lường”, thực tế trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam, đã từng cho thấy một số dự báo đã trở thành… trật lất. Nhưng thế giới và Việt Nam cũng đã có 3 năm kinh nghiệm phòng chống COVID-19, nên lúc này, cơ sở quan trọng nhất để đưa ra một quyết sách với dịch bệnh vẫn phải là từ những tham mưu, đánh giá từ giới chuyên môn y tế. Ba năm khó khăn như vậy chúng ta vẫn vượt qua, nên chỉ gắng thêm dăm, ba tháng, có lẽ cũng không phải là vấn đề quá lớn.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.