COVID-19 giáng đòn nặng nề vào kinh tế Ý

Một người đàn ông đứng bên ngoài sân vận động San Siro (Milan, Ý) sau khi trận đấu giữa Inter Milan và Sampdoria tại Serie A bị hủy do sự bùng phát của dịch COVID-19 ở Lombardy và Veneto. Ảnh ngày 23/2/2020.
Một người đàn ông đứng bên ngoài sân vận động San Siro (Milan, Ý) sau khi trận đấu giữa Inter Milan và Sampdoria tại Serie A bị hủy do sự bùng phát của dịch COVID-19 ở Lombardy và Veneto. Ảnh ngày 23/2/2020.
(PLVN) - Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không chỉ làm 220 người dân Ý nhiễm bệnh, 7 tử vong (tính đến cuối ngày 24/2), mà đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Italy.

Nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng euro đã giảm 9% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và kể từ đó đến nay mới chỉ phục hồi được khoảng một nửa.

GDP của Ý đã giảm 0,3% trong quý IV năm ngoái so với ba tháng trước đó, đạt mức tăng trưởng cả năm chỉ 0,2%. Các nhà kinh tế đã từng dự báo năm nay chỉ số đó sẽ được cải thiện. Thế như đó là trước khi dịch COVID-19 tràn đến nước này. 

Người đàn ông bán mặt nạ ở phía ngoài ga tàu điện ngầm trung tâm Milan, ngày 24/2/2020.
 Người đàn ông bán mặt nạ ở phía ngoài ga tàu điện ngầm trung tâm  Milan, ngày  24/2/2020. 

Lorenzo Codogno - người đứng đầu LC Macro Advisors có trụ sở tại London và là cựu chuyên gia kinh tế tại Kho bạc Ý - cho biết,  ông hiện dự báo GDP sẽ giảm từ 0,5% đến 1% trong quý đầu tiên, khiến Ý rơi vào suy thoái lần thứ tư kể từ năm 2008.

Mặt nạ carnival phía bên ngoài mặt nạ bảo vệ ở Lễ hội Carnival Venice, lẽ ra được tổ chức tối Chủ nhật nhưng đã phải hủy bởi dịch Covid-19. Ảnh chụp ở Venice, ngày 23/2/2020
Mặt nạ carnival phía bên ngoài mặt nạ bảo vệ ở Lễ hội Carnival Venice, lẽ ra được tổ chức tối Chủ nhật nhưng đã phải hủy bởi dịch Covid-19. Ảnh chụp ở Venice, ngày 23/2/2020 

Nhằm làm giảm sự bùng phát của dịch bệnh, các nhà chức trách miền bắc Ý đã đóng cửa các trường học, trường đại học và bảo tàng, và cấm các cuộc tụ họp công cộng, bao gồm các trận bóng đá và lễ hội Venice nổi tiếng. Toàn bộ cuộc sống bị ảnh hưởng. Đầu tiên là du lịch với phòng và dịch vụ bị hủy. Các quảng trường nổi tiếng của Milan vắng người.  Ngay cả các thẩm phán cũng quyết định hoãn phiên tòa xử vụ bê bối kế toán liên quan đến British Telecom đến ngày 9/3 để phòng chống dịch. 

Một số bạn trẻ đeo mặt nạ đi trên quảng trường St.Mark, giơ tấm biển “Tour Corona, bạn cần lòng dũng cảm chứ không phải là sợ hãi” - 1 ngày sau khi lễ hội hóa trang Venice bị hủy. Ảnh chụp ngày 24/2

Một số bạn trẻ đeo mặt nạ đi trên quảng trường St.Mark, giơ tấm biển “Tour Corona, bạn cần lòng dũng cảm chứ không phải là sợ hãi” - 1 ngày sau khi lễ hội hóa trang Venice bị hủy. Ảnh chụp ngày 24/2

Thị trường chứng khoán Milan đã giảm 6% - tồi tệ nhất kể từ năm 2016. 

Ngành công nghiệp thời trang Ý -  tự hào với các thương hiệu như Armani, Prada và Moncler, chiếm 5% GDP -  cũng đang gặp khó khăn do sự bùng phát của dịch COVID-19 tại Trung Quốc, thị trường xuất khẩu chính của các hãng này. Trong Tuần lễ thời trang Milan 18-24/2, không có khách dự, Giorgio Armani thậm chí đã tổ chức buổi trình diễn của mình sau cánh cửa đóng kín trong một nhà hát trống.

Giá hàng trống rỗng ở một siêu thị tại Milan, 24/2/2020
 Giá hàng trống rỗng ở một siêu thị tại Milan, 24/2/2020

Tính tới cuối ngày 24/2 (giờ Việt Nam), Italy ghi nhận 220 người lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp COVID-19 và ca tử vong thứ 7 là một người đàn ông 80 tuổi, vừa nhập viện hồi tuần trước tại tỉnh Lodi thuộc vùng Lombardy. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.