Cột mốc mới trong quan hệ Việt - Mỹ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Phủ Chủ tịch.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Phủ Chủ tịch.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phát biểu tại họp báo thông tin về chuyến thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tin tưởng rằng chuyến thăm báo hiệu sự khởi đầu của một chương mới trong quan hệ song phương. Đây cũng là nhận định chung của giới chuyên gia.

Vị trí quan trọng của Việt Nam

Trong các bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống (PTT) Mỹ từ 24-26/8/2021, các chuyên gia đều nhấn mạnh việc trong 2 nhiệm kỳ gần đây, các lãnh đạo cấp cao nhất trong chính quyền mới của Mỹ đều đã thăm Việt Nam ngay trong năm đầu tiên.

Năm 2017, chỉ 11 tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã thăm Việt Nam. Với Chính phủ của Tổng thống Joe Biden, chuyến thăm của PTT Harris, nhân vật số 2 trong chính quyền Mỹ, tới Việt Nam diễn ra chỉ hơn 7 tháng sau khi bắt đầu nhiệm kỳ. Điều này thể hiện đà tiến triển tốt đẹp trong mối quan hệ giữa 2 nước.

Chuyến thăm của bà Harris diễn ra chưa đầy một tháng sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Nếu tính từ khi dịch Covid-19 bắt đầu vào đầu 2020 đến nay, chuyến thăm của PTT Mỹ là chuyến thăm cấp cao thứ 4 của Mỹ tới Việt Nam.

Theo các chuyên gia, các chuyến thăm liên tục của lãnh đạo Mỹ tới Việt Nam khẳng định Việt Nam ngày càng quan trọng với Mỹ, là đối tác rất quan trọng của nước này ở châu Á – Thái Bình Dương.

Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon (Pháp) nhấn mạnh, từ 2017, tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đã được Mỹ tái khẳng định nhiều lần, bao gồm trong một số tài liệu quan trọng của nước này như các bản Chiến lược an ninh Quốc gia Mỹ năm 2017 và 2018, báo cáo Ấn Độ - Thái Bình Dương 2019. Điều này đã góp phần đưa quan hệ Mỹ - Việt phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, cho đến văn hóa và khoa học...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

PGS Alan Chong (ĐH Công nghệ Nanyang của Singapore) cho rằng, Việt Nam với vị thế địa chính trị ngày càng tăng, giữ vai trò mang tính xây dựng trong các vấn đề an ninh khu vực, nhanh chóng trở nên quan trọng với Mỹ. Việc Việt Nam có vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt về bán dẫn, cũng là yếu tố quan trọng.

Các chuyên gia nhận định, chuyến thăm vừa qua của PTT Mỹ là cột mốc quan trọng, mở đường cho những bước phát triển tiếp theo trong quan hệ giữa hai nước. The Diplomat nhấn mạnh, chuyến thăm nước ngoài thứ hai của bà Harris từ khi nhậm chức cùng một số chuyến thăm của quan chức cấp cao Mỹ tới các nước Đông Nam Á trong hai tháng qua, cũng như việc Ngoại trưởng Antony Blinken tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng của ASEAN, là minh chứng cao nhất về cam kết “trở lại” của Mỹ trong khu vực.

Ông Ashley Townshend (ĐH Sydney, Australia), trông chờ một chiến lược cụ thể của Mỹ nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại sẽ được công bố trong thời gian tới. Một số ý kiến cũng đề cập đến khả năng Mỹ quay lại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Mỹ cam kết nhiều vấn đề

Nhà Trắng trong văn bản có tiêu đề “Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt Nam” được công bố nhân chuyến thăm, khẳng định, chuyến công du của PTT Mỹ đến Việt Nam thể hiện cam kết sâu sắc của Mỹ không chỉ với khu vực, mà còn đối với mối quan hệ Mỹ - Việt Nam.

Theo thông tin từ Nhà Trắng, trong các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo Việt Nam, PTT Mỹ đã tái khẳng định cam kết của Mỹ về một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, cũng như một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, vững mạnh và kiên cường.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam.

Trong tuyên bố, Nhà Trắng đề cập đến một loạt các hoạt động, hợp tác đang và sẽ được triển khai để thúc đẩy quan hệ song phương Việt – Mỹ. Trong đó, về Covid-19 và an ninh kinh tế, bà Harris củng cố cam kết của Mỹ với việc dẫn đầu thế giới trong nỗ lực chấm dứt đại dịch Covid-19. Bà đã công bố các khoản hỗ trợ vaccine Covid-19 mới cho Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho công tác phân phối vaccine và khai trương văn phòng khu vực mới của CDC nhằm tăng cường hợp tác về an ninh y tế.

Về giải quyết các vấn đề chung còn tồn lại sau chiến tranh, PTT Mỹ cam kết quyết tâm tiếp tục giải quyết các vấn đề chung còn tồn lại sau chiến tranh. Mỹ cam kết cấp thêm 17,5 triệu USD cho công tác khảo sát và rà phá vật liệu chưa nổ (UXO). Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết sẽ tiếp tục các dự án khảo sát và rà phá bom mìn trên diện rộng, nâng cao năng lực cho Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia, thực hiện các sáng kiến về giáo dục rủi ro để cứu sống sinh mạng và tạo ra các cơ hội kinh tế.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đón Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đón Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Về cam kết về quan hệ đối tác an ninh, trong chuyến thăm, bà Harris đã thảo luận về các mối quan hệ sâu sắc giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Tuần duyên Mỹ, trong đó có khả năng cung cấp tàu tuần tra thứ ba của Lực lượng Tuần duyên Mỹ, sẽ do Quốc hội quyết định. Tàu tuần tra này sẽ bổ sung cho hai tàu tuần tra khác do Mỹ cung cấp, một đội gồm 24 xuồng tuần tra, các cơ sở vật chất tại căn cứ, cầu tàu, đào tạo về thực thi pháp luật, cũng như các hoạt động chung khác nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam để góp phần đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Về đầu tư vào quan hệ song phương, PTT Mỹ và các lãnh đạo Việt Nam tái khẳng định sức mạnh của Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Mỹ, thể hiện qua việc ký kết thỏa thuận thuê đất cho việc xây dựng khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ mới và ra mắt Tổ chức Hoà bình Việt Nam.

Theo thông cáo, PTT Mỹ công bố ra mắt Tổ chức Hòa bình Việt Nam, khép lại 17 năm đàm phán, đồng thời mở ra một kỷ nguyên cơ hội mới cho thanh niên Mỹ phục vụ ở nước ngoài và củng cố mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Tổ chức Hòa bình Việt Nam sẽ chào đón nhóm tình nguyện viên Tổ chức Hòa bình đầu tiên vào năm 2022.

Về chống biến đổi khí hậu, PTT Mỹ và các lãnh đạo Việt Nam nhất trí về tầm quan trọng của việc chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường khả năng phục hồi, hợp tác hướng tới một tương lai năng lượng sạch. Chính phủ Mỹ đã công bố dự án Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II), một dự án 5 năm do USAID tài trợ với 36 triệu USD nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một hệ thống năng lượng sạch, đảm bảo và theo định hướng thị trường.

Về hỗ trợ phát triển và tiếp cận thị trường, PTT Mỹ nhấn mạnh các nỗ lực của Chính quyền Biden-Harris nhằm thúc đẩy tăng trưởng và cơ hội kinh tế. Chính phủ Mỹ đã công bố dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực Tư nhân (IPSC), một dự án tiêu biểu và quan trọng của USAID trị giá 36 triệu USD nhằm hỗ trợ phát triển các DN do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ và thúc đẩy tăng trưởng việc làm ở khu vực nông thôn thông qua áp dụng công nghệ mới của Mỹ.

Về hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế số của Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã công bố dự án Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp (WISE). Đây là dự án do USAID tài trợ với ngân sách gần 2 triệu USD nhằm hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong chuyển đổi sang một lực lượng lao động được trang bị tốt hơn để tham gia vào nền kinh tế số toàn cầu.

Cùng với Tổng thống Mỹ, PTT Mỹ được người dân bầu lên một cách gián tiếp qua hệ thống đại cử tri đoàn với nhiệm kỳ 4 năm. Các PTT Mỹ thường thay mặt Tổng thống tham gia các hoạt động, giúp chính phủ vận động các chính sách. Ví dụ, các nhiệm vụ nghi lễ thường thấy của các nguyên thủ quốc gia thường được giao cho PTT như tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, tham dự các hoạt động tại các nước vào lúc mà chính phủ muốn chứng tỏ sự ủng hộ và mối quan tâm nhưng không thể đưa Tổng thống đến dự.

PTT Mỹ thường là những người nổi bật trong đảng cầm quyền, có thể giúp Tổng thống giải quyết những công việc đặc biệt khi người đứng đầu không tiện “ra mặt”. Họ cũng là những người có uy tín và năng lực. Những Tổng thống đầu tiên của Mỹ phần lớn đều đắc cử sau một thời gian đảm nhiệm chức vụ PTT.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.