'Công xưởng' in đề thi THPT quốc gia

'Công xưởng' in đề thi THPT quốc gia
Phòng in sao đề thi THPT quốc gia của Đại học Bách khoa Hà Nội được ví như "công xưởng" bởi chứa hơn 4 tấn giấy in. 

Năm 2018, Đại học Bách khoa Hà Nội cần in sao hơn 700.000 đề của 9 môn thuộc 5 bài thi THPT quốc gia cho cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì. Do vậy, trường cần khoảng 2,1 triệu tờ giấy cứng A4, tương đương 4 -5 tấn giấy.

"Hai xe tải chất đầy giấy được chở đến, năm ngoái có 570.000 đề mà phòng in đã như "công xưởng". Năm nay, núi giấy sẽ cao hơn nữa",  thầy Hiệu phó Trần Văn Tớp nói.

Từ năm 2017, mỗi thí sinh trong một phòng thi THPT quốc gia có một mã đề riêng, khiến số lượng đề thi cần in ấn tăng mạnh. Ảnh: Giang Huy.

Từ năm 2017, mỗi thí sinh trongcó một mã đề riêng, khiến số lượng đề thi cần in ấn tăng mạnh. Ảnh:Giang Huy.

Ông Tớp giải thích số lượng đề thi THPT quốc gia tăng đột biến từ năm 2017 do quy định mỗi phòng thi có 24 mã đề, thay vì 6 mã đề như trước. Việc thay đổi phương thức thi, trừ Ngữ văn làm tự luận có thể in trong một tờ giấy, các bài thi khác đều là trắc nghiệm, phải dùng 3 tờ in hai mặt mới hết đề, cũng đẩy lượng giấy cần sử dụng lên tăng cao. 

Làm 13 tiếng/ngày để kịp in sao đề thi

Một cán bộ tham gia tổ in sao đề thi THPT quốc gia năm 2017 cho biết, hơn 10 năm làm công tác này, chưa khi nào chị và đồng nghiệp phải đối mặt với khối lượng đề cần nhân bản lớn như 2017. Nhân sự làm in sao do đó phải tăng cường gấp đôi mọi năm.

Có 9-10 ngày để hoàn tất việc in sao đề THPT quốc gia, vài chục người ở căn phòng khóa kín phải luôn chân, luôn tay làm việc theo dây chuyền, suốt từ 7h30 đến 22h, thậm chí có hôm tới 24h. Ngoài khoảng hơn hai tiếng ăn trưa, tối, các cán bộ gần như không giải lao.

"Mọi người đều làm việc hăng say, nghiêm túc lắm bởi ai cũng xác định đang làm nhiệm vụ quan trọng của quốc gia nên tận lực, tận tâm, làm cẩn thận", một nữ cán bộ chia sẻ.

Được "giao" nhiệm vụ dập ghim trong những ngày trực tiếp vào phòng cách ly nhưng dù gắng sức làm nhanh đến cứng đờ cánh tay, thầy Tớp vẫn không kịp tiến độ bốc, ghép các tờ đề mà cán bộ nhà trường thực hiện. Trên cánh tay của nhiều người là miếng giảm đau, băng y tế bởi giấy liên tục cứa đứt tay. 

Dùng cân điện tử để phát hiện thừa thiếu tờ đề

Quá trình in sao đề thi có nhiều công đoạn như nhân bản, ghép đề, dập ghim, cho đề vào túi đựng... Do mỗi thí sinh có một mã đề riêng, có em thi một bài tổ hợp, em thi hai, có những sĩ tử chỉ thi 1-2 môn thành phần trong bài tổ hợp nên việc in sao, ghép đề cực kỳ phức tạp. Đại học Bách khoa Hà Nội do đó chỉ chọn cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm in sao đề, làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ để đưa vào vòng lõi cách ly.

Mọi công tác in sao, vận chuyển đề thi, bài thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia đều có nhân viên an ninh giám sát. Ảnh kiểm tra túi đựng bài thi của thí sinh năm 2017:Hoàng Thành.

Mọi công tác in sao, vận chuyển đề thi, bài thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia đều có nhân viên an ninh giám sát. Ảnh kiểm tra túi đựng bài thi của thí sinh năm 2017:Hoàng Thành.

"Không có chuyện tán gẫu ở khu vực in sao. Thi thoảng, các thầy cô mới trêu đùa một câu cho không khí bớt căng thẳng", thày Tớp nói.

Nhiều năm làm việc trong tổ in sao đề, ông Tớp vừa ngỡ ngàng vừa thán phục sự chuyên nghiệp, sáng tạo của cán bộ làm công tác này. Một người trong đội ngũ in sao ấy sẽ lên lịch trình cụ thể khi nào, những ai sẽ thực hiện công đoạn gì. Có người chuyên đứng giám sát khi dây chuyền in sao hoạt động, để kịp thời phát hiện các sai sót. 

Vài năm trước, một cán bộ của Đại học Bách khoa Hà Nội có ý tưởng dùng cân điện tử để phát hiện sự thừa - thiếu số lượng tờ giấy trong một túi đề thi. "Chiếc cân này có thể đo được chính xác cân nặng của một tờ giấy nên dù túi đề chỉ thừa hoặc thiếu một tờ, cân cũng phát hiện ra", ông Tớp nói. Sáng kiến trên đã giải phóng bao công sức cho cán bộ làm công đoạn kiểm đếm số lượng tờ đề trong mỗi túi đựng đề thi. Công việc này chỉ cần thiếu kiên nhẫn, không tập trung một chút, có thể gây nhầm lẫn tai hại cho cả kỳ thi quan trọng của quốc gia.

Sau khi in sao, các đề thi được đóng gói vào bao bì cứng đã mã hóa bằng màu sắc để dễ phân biệt túi đề của từng môn. Đề thi tiếp đó được đưa vào những thùng tôn lớn, niêm phong kín và chuyển tới điểm thi. Tất cả đều có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của công an thành phố, để đảm bảo an toàn, bảo mật cho tài liệu thuộc Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Công xưởng in đề thi THPT quốc gia - 2

Kỳ thi THPT quốc gia 2018, cả nước có gần 926.000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, hơn 237.000 em chỉ xét tốt nghiệp THPT, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là hơn 688.000.

Kỳ thi chính thức diễn ra trong 2,5 ngày, từ 25/6 đến 27/6. Mỗi tỉnh thành sẽ có một cụm thi, do Sở Giáo dục chủ trì, phối hợp với các đại học.

Cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì có sự phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018 với 10 trường đại học. Trong đó,Đại học Bách khoa Hà Nội phụ trách in sao đề thi. Công việc này bắt đầu từ ngày 14/6, dự kiến hoàn thành trước 1-2 ngày thí sinh làm thủ tục dự thi.

Theo quy định, khu vực in sao đề thi được cách ly 3 vòng độc lập, cóan ninh túc trực 24/24h. Tất cả điện thoại di động, máy tính xách tay, iPad... được thu giữ, để bên ngoài.

Ở vòng lõi, các cán bộ trực tiếp in sao đề sẽ làm việc và sinh hoạt trong căn phòng kín, suốt thời gian từ lúc bắt đầu in sao đến kết thúc kỳ thi. Căn phòng này có duy nhất cửa ra vào, luôn được khóa, chìa do một cán bộ công an Hà Nội (PA83) giữ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.