Công viên bị “lãng quên” giữa trung tâm TP Điện Biên Phủ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Công viên nằm giữa lòng TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được xây dựng với chi phí nhiều tỷ đồng, nhưng công trình xây xong rồi chẳng ai ngó ngàng, mặc cho rêu phong, cỏ dại, cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng.
Công viên Vừ A Dính được đầu tư mức 18 tỷ đồng.
Công viên Vừ A Dính được đầu tư mức 18 tỷ đồng.

Phản ánh đến Báo PLVN, một số người dân sinh sống tại phường Mường Thanh (TP Điện Biên Phủ) cho hay, công viên cây xanh ven sông Nậm Rốm đang có dấu hiệu xuống cấp, cơ sở hạ tầng hư hỏng nặng nhưng không được chủ đầu tư duy tu bảo trì, để cây cối, cỏ mọc um tùm, sắt tường rào han gỉ...

Công viên cây xanh ven sông Nậm Rốm nằm tại địa bàn tổ 4, phường Mường Thanh, do BQL Dự án Chuyên ngành Xây dựng tỉnh Điện Biên (hiện là BQL các Dự án Công trình Dân dụng & Công nghiệp tỉnh) làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư trên 18 tỷ đồng, khởi công từ 2014, do Cty TNHH Duy Thắng là đơn vị thi công.

Hàng ngày đều có không ít người dân vào công viên tập thể dục, vui chơi. Tuy nhiên từ khi đưa vào sử dụng, cơ sở hạ tầng công viên đã không đảm bảo công năng, thiếu an toàn. Hệ thống đèn, đài phun nước không hoạt động, nhiều thiết bị thiếu. Rác trong công viên vứt bừa bãi, lâu lâu mới có người đến quét dọn, vệ sinh một lần.

Do không được chăm sóc, bảo vệ thường xuyên nên công viên xuống cấp nghiêm trọng.

Do không được chăm sóc, bảo vệ thường xuyên nên công viên xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND phường Mường Thanh, cho biết: Trước đây, công viên có tên Công viên Cây xanh Ven sông Nậm Rốm, nay đổi tên Công viên Vừ A Dính. Dự án xây dựng công viên này có từ những năm 2003 gồm các hạng mục sân dạo, đài phun nước, khu trượt cho trẻ em, ghế đá, tượng đài Vừ A Dính, vườn hoa cây cảnh...

Theo ghi nhận của PV, nhiều hạng mục công viên đang bị xuống cấp, hư hỏng. Gạch lát một số nơi sụt lún, nứt vỡ; hàng rào sắt bảo vệ gãy, hoen gỉ; ghế đá gãy đổ; cây cối không được cắt tỉa thường xuyên nên che lấp nhiều hạng mục công trình; cỏ mọc um tùm; rác vương vãi không được thu dọn... Hơn nữa, do thiếu sự quản lý của cơ quan chức năng nên một số diện tích khuôn viên công viên bị người dân tận dụng làm nơi chăn thả gia cầm.

Công viên thành nơi một số hộ dân thả gà.

Công viên thành nơi một số hộ dân thả gà.

Theo Chủ tịch phường Nguyễn Thanh Tùng, thực tế phường đã nắm được phản ánh của người dân về tình trạng cảnh quan công viên xuống cấp, hư hỏng. “Phường đã báo cáo lên UBND TP để nắm bắt tình hình. Nhưng điều kiện ngân sách còn hạn chế, khó khăn trong duy tu công viên”, đại diện phường nói.

Người dân tại địa phương mong muốn, với một công viên giữa trung tâm TP, cần phải có người trông coi, chăm sóc, cải tạo để bà con đến vui chơi, tập thể dục. Đặc biệt với một tỉnh miền núi như tỉnh Điện Biên, việc đầu tư không gian vui chơi, giải trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số là điều đáng ghi nhận, rất đáng quý. Nhưng đầu tư công viên rồi lại để hoang hoá, cỏ mọc um tùm, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng là rất đáng tiếc, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.