Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào thời kỳ già hóa dân số, những thách thức đối với ngành y tế đang được đặt ra. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng dân số, và kiểm soát dân số già đang là vấn đề nóng đối với ngành y tế.
Hai nguyên nhân cơ bản
Thế giới đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Theo Liên hợp quốc, trong những thập niên sắp tới, thế giới sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số người cao tuổi. Cụ thể, theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), dân số từ 60 tuổi trở lên trên toàn thế giới sẽ đạt mức 2,1 tỷ người vào năm 2050.
Thế giới trong thế kỷ XXI ghi nhận tình trạng dân số gia đình là một trong những xu hướng quan trọng nhất. Cứ 8 người trên thế giới thì sẽ có 1 người ở độ tuổi 60 trở lên. Khi tỷ lệ sinh tiếp tục giảm, tuổi thọ tiếp tục tăng thì số người già sẽ tăng lên.
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng già hóa dân số. Thứ nhất, đây là kết quả tất yếu của xu hướng giảm sinh, đặc biệt khi điều kiện sống ngày càng được cải thiện, khiến số người cao tuổi trở nên nhiều hơn hẳn so với số trẻ em. Thứ hai, tuổi thọ trung bình tăng lên trên toàn cầu, dẫn đến sự già đi nhanh chóng của dân số toàn thế giới.
Một quốc gia Châu Âu khác là Thụy Điển cũng đang phải đối mặt với hiện trạng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng. Theo dự báo, trong vòng 20 năm tới, số người trên 80 tuổi ở nước này sẽ tăng lên khoảng 500.000 đến 800.000 người.
Tại châu Á, Nhật Bản là một trong số những nước có tỷ lệ dân số già cao của thế giới. Theo số liệu do Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố, những người trên 65 tuổi hiện chiếm tới 29% tổng dân số nước này.
Tại Việt Nam, dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới, đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ, trong đó có khoảng 12% dân số trong độ tuổi trên 60 (có trên 1,9 triệu người trên 80 tuổi); khoảng 7,3 triệu người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm khoảng 62,45%). Dự báo đến năm 2030, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 18% và đến năm 2050 đạt trên 30%.
Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam đã tăng từ 68,6 tuổi (năm 1999) lên 73,2 tuổi (năm 2014), tăng dần lên 74,5 tuổi (năm 2019), dự báo tăng lên 78 tuổi (năm 2030) và đạt 80,4 tuổi (năm 2050). Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng có chỉ số già hóa cao nhất cả nước (tương ứng là 58,5% và 57,4%). Tây Nguyên là nơi có chỉ số già hóa thấp nhất cả nước (28,1%).
Sản phẩm Liquid Calci-D3 đồng hành cùng Đề án 818. |
Bên cạnh đó, Việt Nam là nước được công nhận thoát nghèo, vì vậy và các nguồn viện trợ bị cắt giảm, ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề an sinh xã hội, trong bối cảnh này Tổng cục dân số KHGĐ này là Cục dân số đã tham mưu cho Bộ Y tế phê duyệt đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020” (gọi tắt là Đề án 818). Trong giai đoạn chạy thử nghiệm đề án từ năm 2015 đến năm 2019 đã có đánh giá hiệu quả trong quá trình phối kết hợp với cơ sở địa phương để triển khai đề án và đến ngày ngày 25/2/2019, Bộ Y tế đã có Quyết định số 718/QĐ-BYT phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hoá và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng).
Đề án với mục tiêu tuyên truyền tư vấn thay đổi thói quen của người dân, từng bước thay đổi nhận thức, chấp nhận sử dụng hàng hóa miễn phí sang trả một phần kinh phí với các sản phẩm được phân phối theo Đề án. Thay vì thói quen trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước để được sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ thì hiện nay, người dân đã chủ động trả tiền để được lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khả năng và nhu cầu, và sự vào cuộc đồng hành từ các công ty chung tay phát triển Đề án 818 đến năm 2030 trong đó phải nói đến sự đóng góp tích cực từ Công ty CP Dược thảo Á Âu trong 6 năm qua, đã phối hợp với các sở ban ngành để phối hợp triển khai công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe chủ động và nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn cho các cán bộ chuyên trách, y tế thôn bản, nhằm ứng phó với già hóa dân số và nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới.
Chỉ trong năm 2024 Công ty CP Dược thảo Á Âu đã đồng hành và tài trợ gói khám sàng lọc một số bệnh mạn tính không lây cho người cao tuổi và các hoạt động truyền thông tại cơ sở một số tỉnh thành như: Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Nội, Thanh Hóa, Lào Cai...
Tổng số tiền tài trợ cho gói khám sàng lọc lên tới 15,299,000,000 đồng tổng số người được khám là 31.564 người Cao tuổi và người dân tại cộng đồng, 85% số người khám bệnh đưa vào sổ theo dõi bệnh, và số lượng người dân được truyền thông về các bệnh mạn tính không lây và các biện pháp phòng ngừa là 14,732 người tham dự tổng số quà tặng trị giá 1.749.000 đồng giúp người dân tiếp cận các kiến thức và thông tin chính thống về chăm sóc sức khỏe chủ động, giảm thiểu rủi ro và các chi phí cho hóa đơn viện phí. Ngoài cộng tác truyền thông cho người dân tại cộng đồng thì các cán bộ chuyên trách, CTV dân số, y tế thôn bản cũng được tập huấn, cập nhật kiến thức tư vấn, chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc một cách hiệu quả.
Sản phẩm Lacto Turmerin đồng hành cùng Đề án 818. |
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động người dân thay đổi thói quen từ cho không, thì chuyển sang hình thức mua bán, nhưng được hỗ trợ một phần từ Đề án 818 và từ các doanh nghiệp, điều quan trọng là giúp người dân tiếp cận với các thông tin chính thống từ nhà nước và dân nhận diện các hàng hóa sản phẩm dịch vụ thuộc Đề án 818 và sản phẩm không thuộc đề án, những sản phẩm không được kiểm soát về chất lượng từ đó gây ra mất lòng tin và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, chính trị, tiền bạc, sức khỏe người dân, cũng như lãnh đạo cơ sở.
Hiện nay trong đề án 818 có hơn 31 dòng sản phẩm dịch vụ gồm các nhóm như: SKSS, dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tại cộng đồng và các dòng thực phẩm bổ sung, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân,.
Trong đó Công ty CP Dược thảo Á Âu là đơn vị cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và được sự tin dùng của khách hàng trên toàn quốc như: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Liquid Calci-D3, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Lacto Turmerin, Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tinh dầu thông đỏ...
Sản phẩm Tinh dầu thông đỏ đồng hành cùng Đề án 818 |
Làm thế nào để nhận diện sản phẩm thuộc đề án và ngoài Đề án 818:
Tất cả các sản phẩm phân phối trong khuôn khổ của đề án đều có in trực tiếp Logo của đề án 818, Logo cục dân số, và Logo Bộ Y tế. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tổ chức cá nhân lợi dụng vào uy tín chất lượng của Đề án 818 nhằm trục lợi với giá thành rất rẻ mẫu mã sản phẩm tương tự như các sản phẩm thuộc đề án, tuy nhiên không có Logo nhận diện thương hiệu của đề án, không chịu sự giám sát, quản lý của đề án, đây là những điều cơ bản để người dân có thêm thông tin khi tìm hiểu và mua những sản phẩm có chất lượng.