“Công tử Hà thành” thoát "bùa" tiên nâu tuyên chiến với ma túy

Nguyễn Thế Trung (SN 1976, ngụ phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) tự nhận rằng: “Cách đây 16 năm, tôi chẳng khác gì một con sói hung hãn trong giang hồ. Ma túy đã biến tôi, 1 công tử Hà Nội, thành 1 kẻ bảo kê, chém giết, trộm cắp, lừa đảo, đòi nợ thuê...”.

Nguyễn Thế Trung (SN 1976, ngụ phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) tự nhận rằng: “Cách đây 16 năm, tôi chẳng khác gì một con sói hung hãn trong giang hồ. Ma túy đã biến tôi, 1 công tử Hà Nội, thành 1 kẻ bảo kê, chém giết, trộm cắp, lừa đảo, đòi nợ thuê...”.

Tuy nhiên, giờ đây Trung đã thoát khỏi vòng tay của “ả phù dung” để trở lại với cuộc sống đời thường và hơn thế nữa, anh còn muốn làm nhiều việc có ý nghĩa cho đời.

Trung đã trở thành “ông chủ” của một trung tâm cai nghiện ở xã Lộc Thọ (huyện Phúc Thọ, Hà Nội). 9 năm qua, anh đã động viên, giúp đỡ hơn 150 người cai nghiện ma túy thành công, xây dựng lại một cuộc đời lương thiện, đầy ý nghĩa...

Nguyễn Thế Trung và những học viên cai nghiện của mình
Nguyễn Thế Trung và những học viên cai nghiện của mình

Phiêu bạt trong khói thuốc

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Trung là đứa con duy nhất trong một gia đình cha mẹ đều làm công chức, viên chức nhà nước. Gia cảnh khá giả, lại là “con độc” nên Trung được cha mẹ hết mực chiều chuộng, chăm bẵm từng li từng tí chuyện ăn học, những mong sau này anh sẽ học hành thành đạt, làm rạng danh gia đình, dòng tộc.

Nhưng khi đang chuẩn bị học lên cấp 3, Trung nghe theo lời một số bạn bè xấu rủ rê nên bỏ học và thử chơi hê-rô-in. Đến lúc gia đình phát hiện, Trung đã trở thành một con nghiện nặng và rất khó để có thể thoát khỏi vòng kiềm tỏa của “nàng tiên nâu”.

Hàng loạt biện pháp giúp Trung cai nghiện đã được bố anh áp dụng, từ ngọt nhạt khuyên can, “cấm vận kinh tế”, đến cha từ mặt con... Tuy nhiên, Trung vẫn không dứt được “tơ duyên” với “ả phù dung”. Thậm chí, để xoa dịu những cơn “vật thuốc”, Trung đã nghĩ ra đủ thứ trò lừa lọc, sử dụng mọi mánh khóe để kiếm tiền mua ma túy. Trong đó, những việc đốn mạt như đâm thuê chém mướn, trộm cắp, đòi nợ thuê..., Trung không từ một thủ đoạn nào.

Một kỷ niệm buồn mà đến nay khi nhắc lại, anh vẫn còn day dứt, ăn năn: “Trong thời gian nghiện, để có thuốc hút tôi thường sắp xếp các con nghiện khác cùng làm một trò bịp trong việc ghi lô đề. Một lần, tôi đánh đậm con 80 nhưng hôm đó đề lại ra 30, thế là tôi dùng thuốc tẩy để sửa con số lại thành 30. Sau đó tôi đến nhà chủ đề dùng vũ lực để đòi tiền, biết bao nhiêu lần như vậy. Nếu không trả tôi tiền, chủ đề sẽ bị đánh tơi bời...”.

Mỗi lần trở về nhà, có bao nhiêu đồ đạc quý giá, xe cộ đắt tiền là Trung đem đi cầm cố hết. Cũng vì thế mà kinh tế gia đình anh rơi vào cảnh khánh kiệt, cha mẹ Trung thấy con mình vậy suy nghĩ nhiều nên sinh ra đau ốm, tiều tụy, phải nằm viện liên miên.

Thấy cha mẹ lao đao khốn khổ, một vài lần Trung cũng nghe lời cha mẹ để vào trại cai nghiện. Tuy nhiên, dù cán bộ có tới hàng trăm lần khóa cửa, xích chân, dùng thuốc cai nghiện nhưng Trung vẫn không chiến thắng được bản thân. Trong lúc chàng trai này sắp chết khô héo trong tay ma túy thì điều diệu kỳ đã đến với cuộc đời anh...

Nước mắt hoàn lương

Trong tâm trí của mình, Trung không thể nhớ hết đã bao nhiêu lần anh cai nghiện không thành. Hành trình cai thuốc cứ lặp đi, lặp lại như một cái vòng luẩn quẩn, Trung chỉ biết rằng anh ta đã “đi thăm” hầu hết các trung tâm cai nghiện trong TP.Hà Nội. Và mỗi lần Trung tái nghiện, người người mẹ già khổ sở của anh lại phải dùng nốt chút sức tàn đi khắp xó xỉnh tìm còn về. Vậy nhưng mỗi lần tìm ra con, bà đều bị Trung đuổi về: “Mẹ về đi, con không về đâu. Lúc nào hết tiền mua thuốc hoặc chết con sẽ về”.

Biết là không thể khuyên giải đứa con của mình, nước mắt bà lại rơi xuống mỗi khi nhìn thấy nó gày còm, chỉ còn khung xương vật lộn với những chiếc kim tiêm. Bà mẹ đau đớn, vật vã là thế nhưng cứ mỗi lần được mách có chùa nào linh thiêng là bà lại sắm lễ đến vái. Và chính sự kiên trì và tình yêu bao la của người mẹ ấy là “liều thuốc” giúp Trung thoát khỏi sự u mê của khói thuốc và những gió bụi giang hồ.

Một lần mẹ Trung nghe đến Trung tâm giải cứu người nghiện ở thị xã Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) cai nghiện rất hiệu quả. Vì thế, bà đã tìm đến tận nơi hỏi han rồi bàn với chồng thuyết phục Trung đến trung tâm đó xem sao. Tình yêu bao la của cha mẹ đã khiến một kẻ từng vật vờ trong khói thuốc, lăn lộn chốn giang hồ thực sự tỉnh ngộ.

Cuối năm 2003, Trung cùng mẹ về Thái Bình và được các cán bộ của trung tâm cai nghiện giúp đỡ nhiệt tình. Cũng tại nơi đây, lần đầu tiên Trung đã có thể tĩnh tâm lại. Suy nghĩ về những tháng ngày lầm lỗi đã qua, anh cảm thấy mình quá ích kỷ, nhỏ bé. Từ đó, Trung ăn năn, hối cải và quyết tâm cai nghiện thật sự. Cai nghiện thành công, Trung xin ở lại trung tâm để chăm sóc, hướng dẫn những người mới vào, quyết định ấy của anh được cha mẹ ủng hộ nhiệt tình.

Từ đó, Trung tự hứa với lòng mình, hứa với cha mẹ là sẽ không bao giờ quay lại con đường sai lầm nữa. Bởi với Trung, anh thấu hiểu được sự tàn phá khủng khiếp của ma túy. “Mỗi lần lên cơn, toàn thân tôi lại vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, trong người có cảm giác như ròi bọ đang bò lúc nhúc trong xương. Ngoài cảm giác khó thở, còn là những cơn nôn thốc, nôn tháo, có lần hộc cả máu mồm ra”, Trung rùng mình khi nhắc về những lần lên cơn nghiện.

Anh Trung cùng vợ và con gái
Anh Trung cùng vợ và con gái

Tìm lại ý nghĩa cuộc đời

Rời trung tâm cai nghiện ở Thái Bình, Trung về quê nhà mượn đất của người thân quen, nhờ bố mẹ vay mượn tiền để thành lập cơ sở cai nghiện của riêng mình, đặt tên là Trung tâm Thọ Lộc. Trung hy vọng rằng anh sẽ đem ý nghĩa cuộc sống đến với những người đồng cảnh ngộ như mình. 9 năm qua, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, Trung đã giúp đỡ hơn 150 trường hợp nghiện ma túy dứt khoát từ bỏ được “nàng tiên nâu” để trở về với cuộc sống đời thường.

Hầu hết trong số họ đã tìm được ý nghĩa thật cho cuộc đời mình, và không ít người sau khi thoát nghiện đã tình nguyện ở lại trung tâm để cùng anh giúp đỡ những người nghiện khác.

Theo kinh nghiệm của Trung, để cắt cơn cho người nghiện không phải là một điều khó nhưng điều khó là giúp người nghiện thực sự thoát khỏi “vòng kim cô” của “cái chết trắng”. Và để làm được việc này, lúc nào gia đình cũng phải kề vai, sát cánh cùng người nghiện để họ có động lực hoàn lương. “Khi họ nhận ra cuộc đời vẫn còn cần đến họ, họ sẽ tỉnh ngộ”, Trung đúc rút ngắn gọn.

Vậy là, sau biết bao tháng ngày vùi dập cuộc đời trong khói thuốc và giang hồ, Trung đã có thể trở thành một con người thực sự lương thiện và tốt đẹp. Anh chia sẻ: “Những người nghiện luôn lầm tưởng rằng cuộc đời họ không có mục đích, họ mộng du trong một thế giới vô định. Đắm chìm trong cái thế giới đó, họ cần có một bàn tay nắm lấy họ, yêu thương họ, cho họ những lời khuyên để họ trở về với đời sống thực, đời sống theo đúng nghĩa con người...”.

Cuối năm 2009, Nguyễn Thế Trung được một cô gái đem lòng yêu mến, không lâu sau thì họ làm đám cưới. Vợ Trung đã sinh cho anh một “công chúa” đáng yêu, gia đình anh lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười con trẻ. Hạnh phúc đến với Trung hôm nay là kết tinh giữa ý chí sắt đá của anh cùng nước mắt và sự tin yêu của gia đình.

Sau từng ấy sóng gió cuộc đời, anh đã hiểu ra rằng sự tỉnh ngộ và trở về với cuộc sống đời thường không bao giờ là muộn, cuộc đời không có con đường nào là bế tắc hay tuyệt vọng mà luôn có ánh sáng cho chỗ tối tăm nhất. Chỉ cần hy vọng, quyết tâm thay đổi thì khó đến đâu cũng có thể làm được.

Tự Lập

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.