Công tác thi hành án tiếp tục có những chuyển biến tích cực

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
(PLVN) - Sáng nay (4/10), tiếp tục ngày làm việc của Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày Báo cáo về công tác thi hành án năm 2019.

Đánh giá chung, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Lê Thành Long khẳng định, năm 2019, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hình sự (THAHS), quản lý nhà nước về theo dõi thi hành án hành chính (THAHC ) và các chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội.

“Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định công tác thi hành án tiếp tục có những chuyển biến tích cực, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh.

Thi hành xong hơn 52 nghìn tỷ đồng

Báo cáo cụ thể về công tác THADS, theo dõi THAHC, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, tổng số việc phải thi hành là 960.656 việc. Trong đó: số việc có điều kiện thi hành là 737.979 việc. Số việc thi hành xong là 579.888 việc (tăng 8.180 việc).

Tổng số tiền phải thi hành: trên 251.435 tỷ đồng. Trong đó: Số tiền có điều kiện thi hành là trên 148.903 tỷ đồng. Đã thi hành xong trên 52.808 tỷ đồng (tăng trên 18.287 tỷ đồng). Số chuyển kỳ sau là 380.768 việc, tương ứng với số tiền trên 198.627 tỷ đồng.

Về kết quả thực hiện Nghị quyết số 69/2018/QH14 để thu hồi các khoản nợ của tổ chức tín dụng, đã thi hành xong: 4.428 việc, thu được số tiền trên 22.991 tỷ đồng.

Về công tác theo dõi THAHC, đã thực hiện theo dõi 637 việc; ban hành văn bản thông báo về trách nhiệm tự nguyện thi hành án đối với 605 việc; đăng tải công khai 113 quyết định buộc thi hành án; tổ chức làm việc với người phải thi hành án 283 việc; kiến nghị xử lý đối với 71 trường hợp. Đã thi hành xong 298 việc, trong đó thi hành xong 37/50 việc người phải thi hành án là Chủ tịch UBND, UBND.

Tổ chức, bộ máy cơ quan THADS tiếp tục được kiện toàn, việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng.

Kết quả tổ chức thi hành các việc liên quan đến tội phạm tham nhũng, kinh tế còn thấp

Bên cạnh đó, vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế. Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, vẫn còn tình trạng sai sót, vi phạm trong nghiệp vụ THADS (25 trường hợp). Chưa có cơ chế cưỡng chế thi hành án đối với các trường hợp không tự nguyện chấp hành án hành chính.

Kết quả tổ chức thi hành các việc liên quan đến tội phạm tham nhũng, kinh tế còn thấp. Còn một số bất cập giữa quy định của pháp luật với thực tiễn thi hành về cơ chế xử lý việc không có điều kiện thi hành; đăng ký, quản lý tài sản, thu nhập; thẩm định giá, bán đấu giá tài sản. Trong khi đó, chế tài xử lý đối với các trường hợp chống đối chưa tương xứng.

Theo người đứng đầu Bộ Tư pháp, nguyên nhân chủ yếu là do, số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều và tiếp tục tăng cao (tăng 97,21% về tiền); số việc, tiền tồn đọng nhiều năm, chưa có điều kiện thi hành ngày càng lớn; nhiều vụ án kinh tế - tham nhũng giá trị phải thi hành rất lớn nhưng tài sản bảo đảm giá trị quá thấp. Hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng còn thiếu chặt chẽ.

“Trên 90% các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, có tính chất phức tạp. Năng lực, kỹ năng làm việc của một số Chấp hành viên còn hạn chế; trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật TTHC và THAHC ở một số địa phương chưa cao. Công tác phối hợp có nơi, có lúc chưa thực sự hiệu quả”, Bộ trưởng Lê Thành Long thẳng thắn đánh giá.

Tổ chức 262 lớp dạy văn hóa và xoá mù chữ cho 3.599 phạm nhân

Về công tác thi hành án hình sự, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, trong công tác hoàn thiện thể chế, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Đặc xá và Luật THAHS năm 2019; ban hành 01 Nghị định quy định chi tiết Luật Đặc xá. Hiện đang hoàn thiện 01 Đề án và dự kiến xây dựng 07 Nghị định hướng dẫn Luật THAHS, 06 Thông tư liên tịch và 21 Thông tư.

Công tác thi hành án phạt tù Tổ chức 2.702 lớp giáo dục pháp luật; 3.358 lớp giáo dục công dân; 262 lớp dạy văn hóa và xoá mù chữ cho 3.599 phạm nhân; 695 lớp tuyên truyền phòng, chống tác hại của ma túy, lây nhiễm HIV/AIDS.

Đã khám, cấp phát thuốc cho 4.595.563 lượt phạm nhân, điều trị cho 16.862 lượt phạm nhân tại bệnh xá và chuyển đến điều trị tại các bệnh viện 3.872 lượt phạm nhân (tăng 457 lượt phạm nhân). Đã lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho 260 phạm nhân; làm thủ tục đề nghị giảm thời hạn cho 90.380 PN. Lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện cho 2.174 PN. Công an các địa phương đã tiếp nhận và tổ chức quản lý, giám sát, giáo dục đối với 4.614 người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Công tác THAHS tại xã, phường, thị trấn: Hiện còn 43.177 trường hợp. Đã lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách cho 4.475 trường hợp. Công tác thi hành các biện pháp tư pháp: Hiện còn 56 trường hợp bắt buộc chữa bệnh, 28 trường hợp đưa vào Trường giáo dưỡng.

Về tình hình công tác triển khai việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự: Đến nay, chưa có trường hợp nào áp dụng biện pháp này.

Cần tiếp tục quan tâm, tăng cường giám sát

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết Chính phủ đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, tăng cường giám sát đối với công tác THADS, THAHC, THAHS.

Theo đó, các cơ quan chức năng cần chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của các đối tượng phạm tội ngay từ giai đoạn điều tra để phòng ngừa, hạn chế tẩu tán tài sản; Quan tâm phê duyệt ngân sách xây dựng kho vật chứng đối với các đơn vị chưa được đầu tư; bổ sung ngân sách đầu tư xây dựng các cơ sở giam giữ và trang bị phương tiện, kỹ thuật, công cụ phục vụ bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ.

Chính phủ cũng đề nghị Ngành Tòa án quan tâm hơn đến tính khả thi của bản án, quyết định được tuyên; khắc phục việc tuyên nghĩa vụ liên đới bồi hoàn không rõ tỷ lệ trong các bản án, quyết định; hướng dẫn thống nhất áp dụng Luật Phá sản; ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện khi có căn cứ cho rằng người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Đề nghị VKSND các cấp tăng cường kiểm sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tính khả thi khi thi hành án; kiểm sát chặt chẽ hoạt động THADS ngay từ giai đoạn thụ lý thi hành án; phối hợp với cơ quan chức năng kiên quyết lập hồ sơ xử lý nghiêm các đối tượng trốn tránh, chây ỳ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.