Công tác thi đua góp phần bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp

Các đơn vị Cụm II ký giao ước thi đua hồi đầu năm 2018.
Các đơn vị Cụm II ký giao ước thi đua hồi đầu năm 2018.
(PLO) - Bộ Tư pháp vừa có Báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2018. Theo đó, Bộ đánh giá các tập thể, cá nhân trong toàn Ngành đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, qua đó thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Ngay từ đầu năm 2018, Bộ, ngành Tư pháp đã khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác để triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Đối với công tác thi đua, Bộ đã phát động phong trào thi đua chung với chủ đề “Toàn Ngành Tư pháp tiếp tục đổi mới lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao năm 2018”.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, các tập thể, cá nhân trong toàn Ngành đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, khẩn trương triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.

Toàn Ngành được thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm và hoàn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ phát sinh thêm, nhất là các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. 

Một trong những mặt công tác được Bộ quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên là việc xây dựng bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Bộ đã triển khai thực hiện nghiêm túc và cụ thể hóa Kế hoạch phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018).

Theo đó, dự kiến lựa chọn, suy tôn, công nhận 32 điển hình tiên tiến (gồm 16 tập thể, 16 cá nhân đại diện cho các Cụm, Khu vực thi đua) là các tập thể, cá nhân tiêu biểu đã được cơ quan có thẩm quyền các cấp tặng nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao từ các phong trào thi đua. Bộ dự kiến tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến vào dịp tổng kết phong trào thi đua đặc biệt vào đầu tháng 11/2018. 

Việc thực hiện các phong trào thi đua đã đem lại nhiều kết quả công tác nổi bật. Chẳng hạn như công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế được Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu với nhiều dự án luật cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

Trong công tác hòa giải ở cơ sở, một số địa phương có tỷ lệ hòa giải thành rất cao (Bến Tre – 91%, Long An – 90,2%). Kết  quả thi hành án dân sự tăng khá cao cả về việc và về tiền, nhất là ở các địa phương như Lai Châu, Điện Biên… 

Bên cạnh đó, công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2018 vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần nghiêm túc kiểm điểm, kịp thời khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể là phong trào thi đua chưa thật sự đồng đều ở các cơ quan, đơn vị, Cụm, Khu vực thi đua.

Công tác phát hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân lập được thành tích trong thực hiện nhiệm vụ đột xuất chưa kịp thời, chưa được chú trọng thường xuyên, còn nặng về khen thưởng thành tích cộng dồn. Công tác tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt còn sơ sài, chưa đồng bộ... 

Để phát huy kết quả đạt được và kịp thời khắc phục những bất cập, Bộ Tư pháp đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. Theo đó, Bộ, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng của ngành Tư pháp, trọng tâm là hoàn thiện, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng ngành Tư pháp, Quy chế tổ chức và hoạt động của Cụm, Khu vực thi đua ngành Tư pháp, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Tư pháp, Bảng tiêu chí chấm điểm thi đua, xếp hạng đối với các đơn vị thuộc Bộ năm 2018. 

Đồng thời, đẩy mạnh tổ chức thực hiện các phong trào thi đua góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, phải gắn với kết quả phong trào thi đua, thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, sẽ nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng cũng như đẩy mạnh việc biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến. 

Đọc thêm

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đề xuất thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và nhiều đại biểu cùng tham dự Phiên họp thứ 44. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về việc thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về căn cứ, cơ sở để đề xuất mô hình mới, làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Nam Định và 4 sáng kiến từ địa phương

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định Phạm Ngọc Chanh
(PLVN) - Trước khi đảm nhận cương vị Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định, ông Phạm Ngọc Chanh là Chi cục trưởng THADS huyện Vụ Bản. Từ thực tế công tác tại cơ sở, ông Phạm Ngọc Chanh đã có nhiều đề tài sáng kiến trong công tác Thi hành án dân sự được áp dụng hiệu quả tại địa phương.

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại HĐNQ đáp ứng yêu cầu cấp bách trên thế giới

Đại sứ, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho rằng, vai trò xây dựng, cầu nối, thúc đẩy đồng thuận và hợp tác mà Việt Nam đang thể hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp củng cố hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, tích cực chủ động và đáng tin cậy trong các cơ chế đa phương về nhân quyền mà còn góp phần chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo, trong đó có nỗ lực tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2026–2028.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”