Công tác phòng cháy, chữa cháy: Gỡ vướng để các doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường

Diễn tập phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. (Ảnh: Báo Hà Nội Mới)
Diễn tập phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. (Ảnh: Báo Hà Nội Mới)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 2 năm khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp lại một lần nữa rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, bị xử phạt, bị đình chỉ hoạt động do không bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.

Thực trạng này đòi hỏi phải sớm có giải pháp khắc phục và đây cũng là một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 đang diễn ra.

Kiến nghị cho phép để khắc phục các điều kiện về an toàn cháy nổ

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) cho biết, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh phản ánh việc thực hiện Quy chuẩn 06/2022 theo Thông tư 06 của Bộ Xây dựng về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình đã khiến cho không ít DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, gây đình trệ sản xuất, kinh doanh. Trước ý kiến của nhiều địa phương, DN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 220 ngày 5/4/2023 để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Tuy nhiên, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn chậm, nhiều DN chưa thể quay lại sản xuất, kinh doanh.

ĐB Phương đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cần quyết liệt thực hiện công điện nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, sớm rà soát, sửa đổi về cơ chế chính sách, quy định pháp luật cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, có thời gian nhất định cho các cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu về phòng cháy trong phạm vi cho phép để khắc phục các điều kiện về an toàn cháy nổ, xây dựng các nhóm giải pháp tăng cường, bổ sung về PCCC cho các công trình hiện hữu trên nguyên tắc có đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi, nguồn lực thực hiện và tác động xã hội. Đồng thời, thống nhất nguyên tắc áp dụng các quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực PCCC là không hồi tố, không bắt buộc tuân thủ các quy định hiện hành đối với các công trình trước đó để bảo đảm sự chuyển tiếp ổn định, thống nhất.

Theo ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa), nhiều cử tri bức xúc cho rằng một số quy định PCCC không phù hợp, tiêu chuẩn quá cao, áp dụng quy định PCCC nhưng không phân loại mức độ rủi ro nên rất khó khăn cho DN. Việc khắc phục, đầu tư hệ thống PCCC chi phí lớn, nhiều DN không thể khắc phục được.

Từ những vấn đề nêu trên, ĐB Hải đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác PCCC. Trong đó, cần tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về công tác PCCC, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về PCCC phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước và năng lực của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Cần phải phân loại cụ thể các đối tượng quản lý PCCC theo mức độ nguy cơ để có biện pháp xử lý phù hợp, có lộ trình để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt các yêu cầu về PCCC, cần phải tháo gỡ những vướng mắc về PCCC để các DN trở lại hoạt động bình thường, nhất là những DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, giải trí.

Bảo đảm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân

Trao đổi, giải trình với những vấn đề nêu trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, hiện nay có 9 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về PCCC; 28 tiêu chuẩn về phương tiện, thiết bị PCCC. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC được biên soạn và ban hành bởi các Bộ: Công an, Xây dựng, Công Thương, Khoa học và Công nghệ. Theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn 06 về an toàn cháy cho nhà và công trình để PCCC cho công trình và bộ phận công trình; các quy chuẩn khác do các bộ ban hành. Theo quy định của pháp luật về PCCC, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng không có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước, trong thẩm duyệt, nghiệm thu, kiểm định, đào tạo và bồi dưỡng về PCCC.

Về quá trình sửa đổi, ban hành Quy chuẩn 06 về PCCC. Năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 06 là quy chuẩn đầu tiên về an toàn cháy cho nhà và công trình. Đến lần sửa đổi năm 2022, có hiệu lực từ ngày 16/1/2023, các phiên bản quy chuẩn có nội dung sửa đổi không lớn, đều có các điều khoản chuyển tiếp rõ ràng, tuân thủ quy định pháp luật, trên cơ sở nguyên tắc không hồi tố, công trình đã áp dụng quy chuẩn nào trong giai đoạn thiết kế được góp ý hoặc thẩm duyệt thì được sử dụng quy chuẩn đó đến khi nghiệm thu, đưa vào sử dụng.

So sánh quy định cơ bản Quy chuẩn 06 với các hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn khác, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, nhìn chung các quy định an toàn cốt lõi Quy chuẩn 06 quy định không cao, thậm chí ở mức độ trung bình thấp. Bộ trưởng dẫn chứng, về cấp nước chữa cháy, Quy chuẩn 06 năm 2022 chỉ quy định các nội dung cơ bản về cấp nước chữa cháy như lưu lượng, áp suất, thời gian đối với cấp nước chữa cháy trong nhà và ngoài nhà tùy thuộc quy mô, công năng của công trình để phục vụ thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy. Quy chuẩn 06 không quy định đối tượng nhà và công trình cụ thể nào thì phải trang bị các hệ thống cấp nước chữa cháy trong và ngoài nhà… Ngoài ra, Quy chuẩn 06 đã linh hoạt cho phép cơ quan cảnh sát PCCC có thẩm quyền hướng dẫn riêng các nội dung về cấp nước chữa cháy phù hợp với điều kiện cụ thể tại các địa phương.

Đối với các công trình hiện hữu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thông tin, Bộ Xây dựng và Bộ Công an đang tích cực phối hợp để đưa ra các giải pháp tăng cường cho các công trình hiện hữu nhằm bảo đảm tốt nhất có thể về an toàn cháy cho công trình dựa trên các giải pháp được thống nhất. Lực lượng Cảnh sát PCCC sẽ có hướng dẫn cho từng công trình cụ thể. Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc này, đã gửi xin ý kiến các cơ quan, địa phương vào ngày 26/5/2023.

Đối với phân khúc nhà ở riêng lẻ, Bộ trưởng khẳng định, không áp dụng quy chuẩn an toàn cháy cho nhà ở riêng lẻ từ 6 tầng trở xuống không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn 06, cũng không thuộc đối tượng thẩm duyệt. Vướng mắc xảy ra khi công trình nhà ở riêng lẻ chuyển đổi mục đích sử dụng sang các mục đích sử dụng khác không bảo đảm các điều kiện về hạ tầng như giao thông, điện nước cũng như việc tổ chức không gian kiến trúc kết cấu cho nhà ở riêng lẻ nay phải cải tạo để đáp ứng quy chuẩn là rất khó.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình là một quy chuẩn kỹ thuật khó, với những nội dung kỹ thuật phức tạp, chuyên môn sâu, đồng thời phải nghiên cứu khảo nghiệm, thực nghiệm trên cơ sở khoa học và kiến thức chuyên môn sâu. Bộ đã rà soát tổng thể để xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn 06 năm 2022 nhằm đáp ứng yêu cầu về PCCC, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân trên cơ sở khoa học có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phải phù hợp với tình hình, điều kiện của Việt Nam…

Tin cùng chuyên mục

Việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn sẽ được thực hiện trong thời gian tới. (Ảnh: TCTTTT)

Chưa thể bỏ room tín dụng

(PLVN) -  Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho các tổ chức tín dụng hàng năm để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính. Cách thức quản lý này sẽ tiếp tục được NHNN thực hiện trong bối cảnh hiện nay, dù đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải bỏ để các ngân hàng chủ động hơn.

Đọc thêm

Kinh doanh đặt cược: Cần có quy định mới trên tinh thần đổi mới

Một trường đua chó từng hoạt động ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: VNE)
(PLVN) - Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đến nay mới chỉ có một nhà đầu tư kinh doanh đặt cược đua chó được cấp phép. Có quá nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý xung quanh vấn đề đang được xã hội quan tâm này.

Tương lai của hệ sinh thái Ngân hàng mở

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech) và sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking) đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện nay.

Nỗ lực giảm chi phí logistics

Thuế vận chuyển và kho bãi là 2 phương thức được nhiều DN áp dụng để giảm chi phí logistics. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Chi phí logistics Việt Nam được nhận diện cao gần gấp đôi chi phí bình quân của thế giới, có giai đoạn chiếm đến 20% GDP (trung bình trên thế giới là 10,6%). Do đó, tối ưu hóa quy trình logistics là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.