Công tác PCTN giai đoạn 2013-2020: Từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
(PLVN) - Để tạo sự lan tảo sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và toàn xã hội, nâng cao cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay.

Khẳng định và phát huy vai trò báo chí trong PCTN 

Ông Nguyễn Thái học - Phó Ban Nội chính Trung ương cho biết, giai đoạn 2013-2020, nhất là từ đầu nhiệm kỳ XII, công tác PCTN đã đạt được kết quả trong 9 nhóm vấn đề:

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN;

Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai", tạo bước đột phá trong công tác PCTN;

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.

Dự kiến sẽ có hơn 5.000 đại biểu tham dự Hội nghị tại Hội trường Bộ Quốc phòng và 63 điểm cầu ở các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và các Bộ tư lệnh cấp quân khu.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quần lý kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và PCTN được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng";

Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện ngày càng đồng bộ, nhất là công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, cải cách hành chính, ứng dục khoa học, công nghệ trong quản lý được đẩy mạnh;

Công tác thông tin, tuyên truyền về PCTN có nhiều đổi mới, vai trò tích cực của các cơ quan báo chí trong PCTN ngày càng được khẳng định và phát huy;

Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cư, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong PCTN được phát huy, mang lại hiệu quả thiết thực; Chú trọng kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và quan hệ phối hợp cyar các cơ quan, đơn vị chức năng PCTN;

Hợp tác quốc tế về PCTN được tăng cường, đạt kết quẩ tích cực; Một số khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc trong PCTN đã được tập trung tháo gỡ kịp thời và có chuyển biến tích cực.

Xử lý hành vi tham nhũng "rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn"

Từ các kết quả trên, công tác PCTN đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm: Trước hết, phải xác định rõ PCTN là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, phức tạp, lâu dài; phải gắn đấu tranh PCTN với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân.

Phải có quyết tâm chính trị cao và sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, Nhà nước, của BCĐ Trung ương về PCTN; biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp.

Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, với nguyên tắc rõ đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại  lệ, rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn.

Phải tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa tận gốc các hành vi tham nhũng; Đảm bảo sự bản lĩnh, liêm chính, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan chức năng PCTN; phải chống tham  nhũng ngay trong các cơ quan chống tham  nhũng.

Phải huy động được sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, sự vào cuộc tích cực, sáng tạo của báo chí và phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức thành viên... tạo nên sức mạnh tổng hợp hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh PCTN.

Các giải pháp PCTN phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt nam, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng

Trong thời gian tới, công tác PCTN sẽ tập trung nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu, quyết liệt của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết của người đứng đầu đối với công tác PCTN.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và PCTN, tạo hành lang chính trị, pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ để bảo đảm công tác PCTN có hiệu lực, hiệu quả;

Kiểm soát có hiệu quả quyền lực để PCTN; Thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ, kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết và cán bộ lãnh đạo, quản lý;

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, liêm khiết, nâng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới;

Chú trọng phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng; thu hồi triệt để tài sản tham nhũng cho Nhà nước; 

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao  thu nhập, chính sách nhà ở. bảo đảm cuộc sống để cán bộ, công chức, viên chức nguồn thu nhập chủ yếu bằng lương, sống bằng lương và có mức thu nhập khá trong xã hội, để họ yên tâm công tác;

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về PCTN, góp phần nâng cao ý thức tực giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng biên và nhân dân; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan. đơn vị có chức năng PCTN; Tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN, triển khai hoạt động PCTN ở khu vực ngoài nhà nước.

Tại Hội nghị, BCĐ cũng sẽ công bố quyết định khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCTN.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.