Công tác dân vận: Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân vận. Ảnh: VGP
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân vận. Ảnh: VGP
(PLVN) - Sáng 31/12, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân vận nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, tổng kết công tác dân vận năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Tạo đồng thuận, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng

Báo cáo tổng kết tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết, qua 5 năm, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, ngành dân vận luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, tăng cường công tác phối hợp trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, tạo đồng thuận, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Bên cạnh đó, công tác vận động, tuyên truyền được tiếp tục đổi mới. Ngành dân vận luôn quan tâm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Đồng thời, công tác dân vận đã góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật, phát huy hiệu quả cơ chế dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ ở cơ sở, quyền làm chủ của nhân dân.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã đem lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực trên tất cả các lĩnh vực.

Công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có tôn giáo, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài được quan tâm. Việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo, các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng hiệu quả. Công tác đối ngoại nhân dân và việc phối hợp công tác dân vận ở vùng biên giới được chú trọng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với nhân dân các nước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác dân vận vẫn còn một số hạn chế như: Nhận thức về công tác dân vận của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đầy đủ; chưa nêu cao trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của hệ thống chính trị đối với công tác dân vận; chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản của Đảng về công tác dân vận; một số nơi chưa coi trọng việc lấy ý kiến nhân dân khi ban hành chính sách, pháp luật; công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư hiệu quả còn hạn chế...

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá cao và biểu dương những kết quả các cấp ủy, tổ chức đảng, ngành dân vận đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua; nhấn mạnh, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận đã đạt nhiều thành tích, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết có hiệu quả nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; tích cực góp phần vào công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phòng chống tham nhũng, lãng phí; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu;…

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được đẩy mạnh, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, kịp thời nắm bắt tình hình nhân dân, phát huy dân chủ, chủ động tham gia giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.

Những kết quả quan trọng này đã góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị công tác dân vận tập trung nghiên cứu, xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; kịp thời tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội về công tác dân vận.

Trong đó, cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận của Đảng theo hướng đổi mới, thiết thực, gắn với cuộc sống của các tầng lớp nhân dân; lấy cuộc sống, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.

Bên cạnh đó, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị các cơ quan nhà nước chú trọng công tác dân vận, nhất là công tác dân vận từ phía chính quyền; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đạo đức công vụ, cải cách hành chính; phục vụ nhân dân, tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo pháp luật. Đồng thời, cần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò tham gia của nhân dân trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật và giám sát thực hiện; giải quyết hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân gắn với lợi ích của đất nước.

Nghiên cứu sửa đổi và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; tiếp tục củng cố, phát huy các cơ chế, chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành để tăng cường trách nhiệm, hành động thống nhất, đạt được hiệu quả cao, thực chất.

Tạo chuyển biến thực sự trong việc nắm bắt tình hình nhân dân, nắm được những tâm tư, nguyện vọng, dư luận xã hội trong nhân dân một cách khoa học, thực chất để kịp thời giải quyết. Từ đó, tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài, tránh để hình thành các điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội.

Đồng thời, công tác dân vận cần được tích cực đổi mới về nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động nhân dân sát với thực tiễn, có tính thuyết phục cao, phù hợp với điều kiện phát triển, trình độ dân trí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tạo đồng thuận xã hội, thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, hội quần chúng cần không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, chọn việc, chọn điểm tập trung làm rõ, triệt để, thiết thực góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân, tránh hình thức.

Cần đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận trong hệ thống chính trị; quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, mặt trận, đoàn thể.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.