Công tác cai nghiện ma túy gặp khó trong dịch bệnh

Các cơ sở cai nghiện tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19.
Các cơ sở cai nghiện tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp và việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch tại nhiều địa phương đã khiến việc lập hồ sơ, đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khó khăn hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân làm gia tăng người nghiện tại cộng đồng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Theo thống kê của Bộ Công an, số người nghiện ma túy trong nước tiếp tục gia tăng, hiện có 246.648 người nghiện có hồ sơ quản lý (tăng 4,7% so với năm 2020), trong đó gần 70% đang sinh sống tại cộng đồng. Tình trạng trẻ hóa và sử dụng ma túy tổng hợp cũng có xu hướng gia tăng, số người nghiện ma túy dưới 35 tuổi chiếm trên 70%, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp chiếm khoảng 75%.

Hoạt động tổ chức sử dụng trái phép ma túy trong quán bar, vũ trường, karaoke vẫn diễn biến phức tạp; thậm chí đã phát hiện một số vụ sử dụng trái phép chất ma túy trong các cơ sở y tế, cơ quan nhà nước.

Đáng lo ngại đã xuất hiện một số loại ma tuý mới, chưa có trong danh mục, như “tem giấy”, “trà sữa”, “khô gà”... đã và đang thu hút giới trẻ, len lỏi vào khu vực học đường; nhiều đối tượng sử dụng ma túy dẫn đến “ngáo đá” gây án các vụ án hình sự nghiêm trọng.

Thực tế trên đã đang gây áp lực cho xã hội, cơ quan quản lý nhà nước. Hơn nữa, diễn biến phức tạp của COVID-19 tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có công tác quản lý người nghiện và cai nghiện.

Như tại Hậu Giang, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, lực lượng công an tỉnh đã triệt phá 19 vụ, bắt 35 đối tượng thực hiện các hành vi mua bán, tàng trữ, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; so với thời gian cùng kỳ số vụ tăng 90%, số đối tượng tăng 169%. Trong đó, đa số các vụ vi phạm xảy ra trong thời gian hạn chế ra đường theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng nhưng các đối tượng vẫn ngang nhiên đi mua ma túy về tàng trữ, sử dụng đã bị lực lượng công an phát hiện, xử lý.

Tình hình trên cho thấy mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng người nghiện ma túy vẫn bất chấp các quy định về phòng, chống dịch, ra đường đi mua ma túy, tụ tập sử dụng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, làm phức tạp công tác phòng, chống dịch bệnh và an ninh, trật tự trên địa bàn.

Trả lời báo chí, ông Trần Ngọc Túy, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, thời gian qua, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp và việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch tại nhiều địa phương đã khiến việc lập hồ sơ, đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khó khăn hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân làm gia tăng người nghiện tại cộng đồng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Để tăng cường phòng chống dịch, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các Sở LĐ-TB&XH tạm dừng tiếp nhận đối tượng mới vào các cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy. Trường hợp phải tiếp nhận khẩn cấp thì cơ sở phải phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức xét nghiệm, bố trí nơi cách ly theo quy định về phòng, chống dịch bệnh trước khi chuyển về các khoa, phòng tại cơ sở.

Bên cạnh đó, một số cơ sở cai nghiện tạm dừng việc gia đình thăm gặp học viên, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người nghiện đang cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.

Hiện trên cả nước có 97 cơ sở cai nghiện ma túy công lập, đang quản lý, điều trị, cai nghiện cho hơn 39.800 người nghiện ma túy. Tình trạng chung của các cơ sở cai nghiện là xuống cấp về điều kiện cơ sở, thiếu trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, thiếu nhân lực do chưa có chế độ thu hút cán bộ có chuyên môn vào làm việc, kinh phí Trung ương và địa phương cho công tác quản lý nhà nước về cai nghiện còn hạn chế...

Những điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác cai nghiện, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các bộ, ngành, trung ương và địa phương trong đó việc quan tâm, đầu tư nguồn lực cả kinh phí và con người cho công tác cai nghiện.

Ông Trần Ngọc Túy cho biết, hiện Bộ LĐ-TB&XH đang chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy (gộp với Nghị định quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc).

Qua đó, khắc phục những vướng mắc, bấp cập xuất phát từ các quy định hay phát sinh trong thực tiễn tổ chức thi hành các Nghị định; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.