Công nhân Việt tử vong tại Đài Loan có thể không được bảo hiểm

Nhà máy xảy ra vụ hỏa hoạn
Nhà máy xảy ra vụ hỏa hoạn
(PLO) - Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 cho biết, vì 6 công nhân người Việt Nam tử vong trong vụ hỏa hoạn tại ký túc xá ở thành phố Đào Viên đang không trong giờ làm việc nên gia đình họ có thể sẽ không được chi trả bảo hiểm. 

Theo Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, vào lúc 2h10 sáng 14/12 đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn tại ký túc xá lao động nước ngoài của Công ty Tịch Ca ở thành phố Đào Viên. Đây là công ty chuyên sản xuất phim cách nhiệt ô tô, màng an toàn chống xước, nổ cho màn hình LCD. Do ký túc xá nằm gần kho chứa nguyên liệu sản xuất nên khi xảy ra hỏa hoạn, lửa cháy lớn và lan rộng ra phạm vi khoảng 1.000m2. Nguyên nhân gây nên hỏa hoạn đang được Cơ quan Cảnh sát Điều tra của thành phố Đào Viên làm rõ. 

Qua xác minh, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, trong số 13 lao động Việt Nam đăng ký làm việc tại đây, khi xảy ra hỏa hoạn có 11 người ngủ tại ký túc xá (1 lao động đang làm thủ tục chuyển nơi làm việc nên được bố trí ở ngoài, 1 lao động đang làm ca đêm nên không có mặt tại ký túc xá). 5 lao động bị thương do hít phải khí độc hoặc bị bỏng đã được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện.

Đến cuối giờ chiều ngày 14/12, có 4 người đã được ra viện (Nguyễn Văn Ngọc, Trần Văn Lý, Phan Lê Thanh, Chu Đình Vũ), 1 trường hợp bị thương nặng đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Trường Canh  là Nguyễn Hữu Hải. 6 lao động còn lại được cho là đã tử vong (Hoàng Đình Dự, Bùi Anh Chung, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phùng Trọng Tuấn, Trần Hồng Thủy, Nguyễn Văn Trãi). Các cơ quan chức năng Đài Loan đã đưa 6 bộ di hài về nhà tang lễ thành phố Đào Viên làm các thủ tục xét nghiệm ADN để nhận dạng. 

Liên quan đến vụ việc, tờ Taiwan News ngày 15/12 dẫn lời các quan chức chính quyền sở tại cho biết, tại thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, 11 công nhân người Việt bị thương hoặc tử vong trong vụ việc đang ngủ và không trong ca làm việc nên trường hợp của họ sẽ rất khó đáp ứng các tiêu chí để được hưởng bảo hiểm lao động dù trên thực tế khu nhà xưởng nằm trong khuôn viên của nhà máy và được xây dựng trái phép. Mặc dù vậy nhưng giới chức Đài Loan cho biết họ sẽ cố gắng để có thể đảm bảo mức bồi thường tối đa theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp này.

Theo Hãng tin CNA của Đài Loan, tại thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, các công dân Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại nhà máy. Tuy nhiên, tại cuộc thanh tra an toàn lao động hồi tháng 11/2016, nhà máy này đã bị yêu cầu đóng cửa tạm thời và bị phạt 30.000 Đài tệ (1.000 USD) do không đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động. Thêm vào đó, vì không trả tiền làm thêm cho lao động theo đúng quy định của pháp luật nên nhà máy này cũng đã bị phạt 20.000 Đài tệ. 

Theo Bộ Ngoại giao, theo chỉ đạo của Bộ, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa tại Đài Bắc đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam hỗ trợ chăm sóc người lao động bị thương; làm việc với chủ sử dụng lao động và công ty môi giới của Đài Loan về việc đảm bảo các chế độ bảo hiểm của người lao động; phối hợp với các cơ quan trong nước làm các thủ tục xét nghiệm ADN; sẵn sàng hỗ trợ làm các thủ tục hậu sự và giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động; đề nghị Cục Cảnh sát, Cơ quan điều tra và Cục Lao động thành phố Đào Viên khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn và thông báo cho phía Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.