Công nhận văn bằng là vấn đề nhức nhối

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Thời gian qua, quy trình công nhận văn bằng nước ngoài cấp cho người Việt Nam cũng đã giúp cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp sử dụng văn bằng giả, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp nhưng không đạt chất lượng, trường cấp văn bằng chưa được kiểm định. 

Tuy nhiên, cũng có hàng ngàn trường hợp người được Nhà nước cử đi học, những trường hợp đào tạo, học tập tại Liên Xô trước đây… vẫn phải mất thời gian, công sức công nhận lại văn bằng. Nhiều người đến nay vẫn chưa được công nhận do cơ quan chức năng “chưa đủ căn cứ để trả lời”...

PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, việc người được Nhà nước cử đi du học cũng bị kiểm định bằng thể hiện sự bất cập của việc này. Vô hình trung, Bộ GD&ĐT đang tự tạo ra một “giấy phép con” đặt vị trí của Bộ lên trên tất cả các cơ sở giáo dục trên thế giới. 

Tuy nhiên, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, khẳng định đây không phải giấy phép con và Bộ GD&ĐT chưa có một văn bản nào yêu cầu người học phải công nhận văn bằng, mà phụ thuộc vào đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu cá nhân.

“Khi một tổ chức, cá nhân yêu cầu chúng tôi sẽ thực hiện quy trình công nhận. Về mặt thủ tục, trong 2 năm vừa qua chúng tôi đã cố gắng cải tiến để đơn giản hóa quá trình này, đã xây dựng website để người có nhu cầu có thể gửi hồ sơ trực tiếp, sắp tới mọi người có thể làm thủ tục công nhận qua mạng. Như vậy, việc yêu cầu công nhận văn bằng nước ngoài không phải yêu cầu của Bộ GD&ĐT mà do nhu cầu của cá nhân”. 

Còn TS Nguyễn Minh Phong, Phó ban Tuyên truyền Lý luận, Báo Nhân dân, nêu thực tế, bằng học ở Nga về đáng ra là “xịn nhất” nhưng cuối cùng lại bị nghi ngờ nhất, rất khó khăn khi yêu cầu công nhận. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần tăng dữ liệu về cơ sở thông tin, cơ sở đại học.

Đồng thời có quy định sau bao nhiêu ngày nộp hồ sơ thì được xử lý. Nếu không chứng minh được bằng giả thì phải công nhận chứ không thể để tới 2 năm mà không có trả lời, nếu tất cả cơ quan không có ai trả lời nhưng chỉ có cơ quan đại sứ quán trả lời thôi thì cũng phải công nhận.

Ông Mai Văn Trinh cho biết, đến nay Bộ GD&ĐT đã công nhận trên 24.000 văn bằng nước ngoài cấp cho người Việt Nam. Trong 10 năm qua, cơ bản Bộ GD&ĐT đáp ứng được những người công nhận văn bằng. Bằng giả được phát hiện cũng nhiều, năm 2018, phát hiện gần 10 trường hợp bằng giả.

Thế nhưng, do tính đa dạng, tính lịch sử nên còn có những trường hợp cụ thể khác nhau, còn khó khăn thuộc về hồ sơ, giấy tờ nên có trường hợp chưa được công nhận, có trường hợp không được công nhận. Việc công nhận văn bằng là cần thiết và thiết thực của sự phát triển đất nước. 

Tuy nhiên, tiềm lực của người dân ngày càng lớn với nhu cầu đi đào tạo ở nước ngoài ngày càng nhiều hơn nên cần phải có những điều chỉnh các quy định cho phù hợp vì quyền lợi của quốc gia.

Theo ông Trinh, qua yêu cầu thực tiễn cho thấy cần phải điều chỉnh Quyết định 77 về công nhận văn bằng theo hướng phải có cập nhật tất cả các khu vực trên thế giới để phù hợp với thông lệ của quốc tế trong quá trình công nhận văn bằng. Mặt khác, thủ tục công nhận phải đơn giản nhất có thể. Người đi học theo chương trình Nhà nước cử đi không phải công nhận văn bằng nữa. 

Ở góc độ của mình, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng, công nhận văn bằng là một vấn đề nhức nhối nhưng chưa có một giải pháp triệt để. Bộ GD&ĐT cần đưa ra một giải pháp để xây dựng khung pháp lý thuận lợi cho việc công nhận văn bằng. Việc công nhận văn bằng nên để cho đơn vị sử dụng lao động làm, Bộ GD&ĐT chỉ cần công khai danh sách các trường đạt chất lượng, có khung chương trình quốc gia để từ đó tham chiếu.

Đọc thêm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.