Công nghiệp văn hóa và không gian sáng tạo số

Nghệ sĩ Bạch Tuyết biểu diễn, giao lưu trên kênh Youtube của mình - một không gian sáng tạo hiệu quả giúp đưa cải lương đến với công chúng. (Ảnh chụp màn hình)
Nghệ sĩ Bạch Tuyết biểu diễn, giao lưu trên kênh Youtube của mình - một không gian sáng tạo hiệu quả giúp đưa cải lương đến với công chúng. (Ảnh chụp màn hình)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Không gian sáng tạo số đang trở thành một xu thế mới giúp mở rộng biên độ của sự sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Sự kết hợp giữa truyền thống và đương đại, giữa nền văn hóa đa dạng, phong phú và công nghệ hiện đại đánh dấu sự tiến bộ và sáng tạo của công nghiệp văn hóa nước ta.

Không gian sáng tạo số tạo nhiều cơ hội cho sự sáng tạo văn hóa nước ta

Ngày nay, trong công nghiệp văn hóa, các không gian văn hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy học tập, giao lưu, sáng tạo, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng. Theo tổng kết của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia, đến nay Việt Nam có khoảng hơn 200 không gian văn hóa, nằm chủ yếu ở các đô thị lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế... Các mô hình như đường sách, phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố đi bộ hồ Gươm, phố bích họa Phùng Hưng hay không gian văn hóa Hồ Chí Minh chính là những ví dụ tiêu biểu cho không gian văn hóa hoạt động mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa của cộng đồng.

Cạnh đó, không gian văn hóa không chỉ là nơi phát triển về tinh thần, thụ hưởng văn hóa, là điểm nhấn cho đô thị, miền quê, thúc đẩy du lịch mà còn là nơi để phát huy tinh thần sáng tạo của người làm văn hóa, kết nối giữa chủ thể sáng tạo và người thụ hưởng sáng tạo. Nói một cách khác, không gian sáng tạo văn hóa là cầu nối đưa các sản phẩm văn hóa tới người tiêu dùng, tạo động lực cho phát triển công nghiệp văn hóa.

Tuy nhiên, hiện nay, với nhu cầu phát triển của công nghiệp văn hóa, dường như không gian sáng tạo văn hóa “tại chỗ” bắt đầu trở nên chật hẹp, chưa đủ đáp ứng. Trong thời đại của công nghệ số, hoạt động của các không gian sáng tạo hiện nay không chỉ diễn ra trong không gian cụ thể của đời thực, mà còn có sự mở rộng trên internet.

Giờ đây, bên cạnh không gian văn hóa truyền thống đã xuất hiện không ít không gian văn hóa ảo trên các nền tảng số đóng góp đáng kể vào việc kết nối sáng tạo cũng như giao lưu, giới thiệu, lan tỏa các giá trị văn hóa Việt ra thế giới. Ở khía cạnh phát triển văn hóa, các nền tảng YouTube, Instargam, Facebook, Podcast... ngày càng nổi trội với tư cách là những hệ sinh thái tích hợp bên trong các không gian số. Các không gian số này nơi chia sẻ thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng, mà còn là không gian thuận lợi và không giới hạn cho nhiều sáng tạo văn hóa - nghệ thuật.

ThS. Trần Văn Hiếu, Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT) quốc gia Việt Nam phân tích trên truyền thông, không gian số là “mỏ vàng” với những người nhanh nhạy. Ở đó, tất cả nội dung số đều có giá trị và có thể được chia sẻ và cho thuê, thậm chí cả các giao dịch, được gọi là “tài sản số”. Những nhà phát triển kỹ thuật số đã nhận ra trong một vài năm nữa, tài sản số sẽ trở thành một trong những tài sản quan trọng của nhân loại.

Và trên những không gian số, sáng tạo VHNT đang diễn ra ở khắp các lĩnh vực: Văn hóa, điện ảnh, mỹ thuật, thư viện, nghệ thuật biểu diễn cho đến các sáng tạo dưới dạng thức kỹ thuật số phức tạp. Không chỉ trong nước, kết nối với quốc tế rộng mở đã giúp văn hóa sáng tạo của Việt Nam dần tăng cả về lượng và chất. Trước xu hướng phát triển ấy, vài năm trở lại đây, bên cạnh các hoạt động sáng tạo VHNT truyền thống còn có một không gian giới thiệu tác phẩm vô cùng rộng mở trên không gian số. Trên không gian số hiện nay, các sáng tạo về nội dung như trên các môi trường Facebook, YouTube, Instargram, Tiktok, Website, Podcast chiếm mức độ phổ biến đối với công chúng.

Sáng tạo trên không gian số ở Việt Nam nhanh chóng được biết đến không chỉ trên môi trường mạng, mà còn có giá trị trong đời sống thực, được thể hiện như là cầu nối giữa người sáng tạo đến người tiếp cận nội dung. Điều này kích thích, tạo động lực cho các sáng tạo VHNT trên không gian số rộng rãi, có chiều sâu và mang lại giá trị tiền bạc, hình ảnh, uy tín cho các văn nghệ sĩ cũng như người sáng tạo nội dung.

Phát huy ưu điểm, hạn chế mặt trái

Một không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến. (Nguồn ảnh: Chụp màn hình)

Một không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến. (Nguồn ảnh: Chụp màn hình)

Có thể nói, không gian sáng tạo số thực sự đã mở ra một thế giới hấp dẫn với người dùng, nơi mà người sáng tạo nội dung và công chúng chưa bao giờ tiếp xúc với nhau dễ dàng đến như vậy. Các chuyên gia chỉ ra rằng, không gian số giúp tăng năng suất trong sáng tạo văn hóa, là một môi trường tạo điều kiện cho sự tương tác và hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức, để rồi từ đó chia sẻ ý tưởng và tạo ra những dự án đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật đến công nghiệp.

Không gian sáng tạo số đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa đương đại, nơi mà sự sáng tạo và công nghệ hòa quyện để tạo ra những trải nghiệm độc đáo và đổi mới. Trong không gian ấy, công nghệ số giúp tổ chức và phân phối nội dung văn hóa một cách hiệu quả hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào các kênh truyền thống. Điều này mang lại sự độc lập và tự do sáng tạo hơn cho chủ thể sáng tạo văn hóa.

Một yếu tố quan trọng ít người nhắc đến, đó là khía cạnh dữ liệu và phân tích. Có thể nói, không gian sáng tạo số cung cấp dữ liệu đáng kể về sở thích, xu hướng và phản hồi từ cộng đồng. Các cơ quan quản lý văn hóa, tổ chức văn hóa và nghệ sĩ có thể sử dụng thông tin này để hiểu rõ hơn về đối tượng thụ hưởng văn hóa để có những chính sách hoặc sáng tạo nội dung phù hợp.

Không chỉ thế, không gian này còn tạo ra những nền tảng cho sự đào tạo về văn hóa. Giới trẻ hiện nay có xu thế “sống trên mạng”, vì thế, việc đào tạo cũng cần hướng về sử dụng không gian mạng làm môi trường để phát triển. Thời gian qua, nhiều chương trình đào tạo và sự kiện học thuật trong không gian sáng tạo số đã giúp mở rộng cơ hội cho các thế hệ văn hóa, tạo nguồn cảm hứng, nhiệt huyết, góp phần tạo ra thế hệ truyền thừa năng động trong công nghiệp văn hóa.

Bên cạnh việc phát huy mặt tích cực, các chuyên gia cũng nhấn mạnh những mặt trái mà không gian sáng tạo số mang đến. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên thế giới mạng, sự ra đời và phát triển của các không gian sáng tạo văn hóa, nghệ thuật ở nước ta đứng trước không ít thách thức. Nhiều giá trị văn hóa chính thống, chân chính đang bị bóp méo trên không gian số.

Cạnh đó còn là sự lấn át của các sản phẩm văn hóa ngoại lai, sự lấn át của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh văn hóa, nghệ thuật nước ngoài đối với những người hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nước. Do đó, rất cần có định hướng, quản lý để tránh hiện tượng có những không gian văn hóa có nội dung đi ngược lại lợi ích dân tộc, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận.

ThS. Trần Văn Hiếu cho rằng, các sáng tạo nội dung trên không gian số khá đa dạng và phong phú. Quản lý và định hướng các nội dung này là bước đi cần thiết nhằm thích ứng với sự phát triển, đồng thời chấn chỉnh các nội dung không phù hợp.

Không phải ai khi sáng tạo nội dung trên không gian số đều ý thức được nội dung mình làm ra. Bên cạnh những nội dung tích cực cũng tồn tại một số cá nhân, tổ chức hiểu lệch lạc, lợi dụng tự do ngôn luận hay chỉ “câu view”… đang làm cho sáng tạo VHNT trên không gian số thêm rối loạn, làm công chúng hoang mang.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, phát triển công nghiệp văn hóa phải góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng; phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kết nối các hoạt động sáng tạo, văn hóa, nghệ thuật với sản xuất, kinh doanh, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa; dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đó chính là tôn chỉ mà tất cả các ngành, các cấp, các chủ thể sáng tạo và thụ hưởng văn hóa cần nắm vững. Làm sao để ứng dụng công nghệ số để phát huy sáng tạo, giao lưu quốc tế, tăng trưởng kinh tế mà vẫn thượng tôn pháp luật, giữ vững được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đó là bài toán mà mỗi người làm văn hóa cần đặt ra cho mình.

Đọc thêm

Vẻ đẹp rực rỡ của các nhà báo trên đường chinh phục đỉnh Tà Xùa

Vẻ đẹp rực rỡ của các nhà báo trên đường chinh phục đỉnh Tà Xùa
(PLVN) -  Họ không phải là những vận động viên chuyên nghiệp. Nhiều người chưa từng chơi thể thao, thậm chí chưa một lần tham gia bất kỳ giải thể thao nào. Thế nhưng, 100 nhà báo ấy đã mạnh mẽ ghi tên mình vào danh sách vận động viên của tham dự một giải thể thao mạo hiểm - Giải leo núi “Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa”, và họ đã để lại những hình ảnh rực rỡ trong ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Miền. 

Người ghi dấu ấn đặc biệt tại cõi thiêng Đồng Lộc

Ông Đào Anh Tuân, Phó bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tỉnh Hà Tĩnh.
(PLVN) - Với công việc “người kể chuyện lịch sử”, Đào Anh Tuân có lẽ đã là “gương mặt thân quen”, “giọng nói thân quen” với du khách tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Nhưng đó chỉ là một phần trong hành trình hơn 20 năm ông Tuân gắn bó nơi tọa độ lửa linh thiêng này.

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa (DSVH). Tinh thần xuyên suốt của Bộ Quy tắc là nâng cao trách nhiệm đạo đức, chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực DSVH, đồng thời lan tỏa nhận thức xã hội về giá trị và tầm quan trọng của di sản với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đưa thời trang dân tộc thiểu số ra sàn diễn quốc tế

Cảm hứng từ văn hóa dân tộc thiểu số đang được nhiều nhà thiết kế lựa chọn để sáng tạo ra những bộ sưu tập vươn tầm quốc tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: Saigoneer)
(PLVN) - Kho tàng văn hóa đồ sộ và đặc sắc của 54 dân tộc đã tạo nên bản sắc cho văn hóa Việt Nam, tạo ra những đặc trưng riêng, dấu ấn, điểm nhấn sâu sắc. Đây là một chất liệu khơi gợi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang Việt Nam sáng tạo nên những bộ trang phục độc đáo, vang tầm quốc tế.

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

Kích cầu du lịch bằng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Để kích cầu du lịch, cần có những chính sách ưu đãi. (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Chỉ còn hai tuần nữa là đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Năm nay, Việt Nam có nhiều hoạt động trong dịp nghỉ lễ này. Cận kề tuần nghỉ lễ nhiều điểm đến du lịch đã đặt chỗ kín phòng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn các tour nội địa trong những ngày lễ trọng đại của đất nước.

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.