Công nghệ bê tông cốt phi kim chính thức vào danh mục công nghệ cao

Bờ hồ Hoàn Kiếm được kè bằng bê tông cốt sợi phi kim đúc sẵn chất lượng cao.
Bờ hồ Hoàn Kiếm được kè bằng bê tông cốt sợi phi kim đúc sẵn chất lượng cao.
(PLVN) - Công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn đã “sánh vai” cùng với hàng loạt công nghệ đình đám trong chuỗi công nghệ lên ngôi của thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 như công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ Internet trí tuệ vạn vật, công nghệ ảo hóa điện toán đám mây… nằm trong danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển.

Bê tông cốt phi kim là gì?

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Trong đó có công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn chất lượng cao và sản phẩm bê tông cốt phi kim đúc sẵn chất lượng cao.

Anh hùng lao động, Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo - Tổng giám đốc Công ty CP Khoa học Công nghệ Việt Nam (Busadco), người đã nghiên cứu ra công nghệ bê tông cốt phi kim - cho biết, vật liệu bê tông cốt phi kim là bê tông sử dụng các loại sợi phi kim, gồm sợi GFRP (Glass Fiber Reinforced Polymer), PP (Poly Propylene), PE (Poly Ethylene) nhiều loại sợi phi kim khác.

Các loại sợi này có tính bền kiềm, không hút nước và không bị ăn mòn, có độ bền kéo cao hơn nhiều so với cốt thép, giúp bê tông giảm co ngót, giảm sự hình thành các loại vết nứt, gia tăng khả năng chống thấm, khả năng chịu kéo, nén; gia tăng độ bền cho bê tông.

Do đó, việc sử dụng cốt phi kim trong bê tông thay thế cho cốt thép sẽ đảm bảo khả năng chống ăn mòn, tăng bền vững cho kết cấu công trình.

Ngoài ra, vật liệu FRP (Fiber Reinforced Polymer) là một dạng vật liệu composite được chế tạo từ các vật liệu sợi, trong đó có các loại vật liệu sợi thường được sử dụng là sợi carbon CFRP (Carbon Fiber Reinforced Polymer), sợi thủy tinh GFRP (Fibeglass Reinfored Plastic), sợi AFRP (Aramid Fiber Reinforced Polymer) sợi PP (Poly Propylene), sợi Poly Ethylenne.

Đặc tính của các loại sợi này là có cường độ chịu kéo rất cao, mô đun đàn hồi rất lớn, trọng lượng nhỏ, khả năng chống mài mòn cao, cách điện, chịu nhiệt tốt, bền theo thời gian, độ bền kéo lớn hơn nhiều so với cốt thép; giúp bê tông giảm co ngót, giảm sự hình thành các loại vết nứt, gia tăng khả năng chống thấm, khả năng chịu kéo, nén; gia tăng độ bền cho bê tông. Đảm bảo khả năng bền vững cho kết cấu công trình có khả năng chống ăn mòn trong môi trường nước mặn đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.

Ứng dụng của công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn

Thực tế cho thấy, giải pháp cấu kiện bê tông đúc sẵn cốt phi kim đã sản xuất và ứng dụng trong kè bảo vệ bờ, chống xói lở bờ sông, hồ và đê biển, kênh mương thủy lợi, hào kỹ thuật ngầm hóa, hố ga thu nước thải, bể tự hoại... góp phần tăng cường bền vững cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường nhằm phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Công nghệ bê tông cốt phi kim chính thức vào danh mục công nghệ cao ảnh 1
Sản phẩm bê tông cốt phi kim đúc sẵn Busadco nằm trong danh mục sản phẩm được khuyến khích phát triển theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 

Cấu kiện bê tông cốt sợi thành mỏng đúc sẵn sử dụng trong xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu đã được triển khai có hiệu quả tại nhiều địa phương như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, Cà Mau....

Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đã nghiệm thu đề tài khoa học cấp nhà nước “Ứng dụng giải pháp bê tông cốt phi kim nhằm tăng cường tính bền vững cho các công trình kè chắn sóng ven biển ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu” do Busadco là Chủ nhiệm đề tài.

Đặc biệt là công trình kè bờ hồ Hoàn Kiếm (công trình nhóm A, cấp quốc gia đặc biệt) vừa mới hoàn thành tháng 8/2020 được dư luận đánh giá rất cao được sử dụng công nghệ kè bê tông cốt sợi phi kim đúc sẵn dùng trong các công trình kè bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển.

Việc ứng dụng các loại cấu kiện bê tông cốt sợi phi kim thành mỏng đúc tại Việt Nam hiện nay có nhiều thuận lợi do Việt Nam đã ban hành đầy đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá do Nhà nước ban hành, đủ điều kiện pháp lý để ứng dụng rộng rãi.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025 với mục tiêu đẩy mạnh sử dụng bê tông cốt sợi phi kim thay thế bê tông cốt thép. Do đó, hiện nay rất nhiều dự án, công trình triển khai, ứng dụng bê tông cốt phim kim phục vụ cho xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình liên quan kè chống xói lở bờ sông, hồ, đê biển…

Ngoài ra, việc ứng dụng các loại cấu kiện bê tông cốt sợi phi kim thành mỏng đúc sẵn góp phần bổ sung, đa dạng hóa ngành công nghệ vật liệu trong nước và tiên phong ứng dụng công nghệ mới tiên tiến trên thế giới. Do đó, Quyết định Ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển và sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích sử dụng đã mở ra một cánh cửa rộng lớn đối với công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn chất lượng cao của Busadco cũng như khẳng định giá trị thực tế của những nghiên cứu khoa học của nhà khoa học tay ngang - Anh hùng lao động Hoàng Đức Thảo. 

Đọc thêm

GDP quý I/2023 tăng 3,32%, thách thức mục tiêu 6,5% năm 2023

GDP quý I/2023 tăng 3,32%, thách thức mục tiêu 6,5% năm 2023
(PLVN) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 là một thách thức lớn...

Nguồn đất đắp cho cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được tháo gỡ

Thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận gia hạn với 4 dự án cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp (mỏ đất) để phục vụ xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Theo đó, các mỏ đất san lấp nằm trên địa bàn huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ.

Ngành Hải quan nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Công chức Hải quan đang làm nhiệm vụ. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm tại nhiều địa phương trên cả nước giảm sâu, kéo số thu ngân sách của ngành Hải quan sụt giảm. Trong bối cảnh đó, toàn ngành Hải Quan đã thực hiện nhiều giải pháp gỡ khó, nỗ lực bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI 'chảy' vào Bắc Giang trong 3 tháng đầu năm

Bắc Giang là địa phương đầu tiên ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2023.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.
(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

80 doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt

Nhiều hội nghị kết nối với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được tổ chức để tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên
(PLVN) - Khoảng 80 doanh nghiệp của Quảng Tây trong các lĩnh vực như dịch vụ logistics, sản xuất và thương mại nông lâm thủy sản, du lịch, vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, đầu tư, dịch vụ công trình, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe điện, đồ gia dụng… sẽ tham dự Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
(PLVN) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông - Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.