Công luận “nóng” lên sau loạt bài của PLVN về CMT kiểu mới

Sau khi PLVN khởi đăng loạt bài nói về những bất hợp lý trên mẫu CMND mới, nhiều tờ báo và các trang thông tin điện tử cũng lần lượt có bài viết cùng quan điểm với PLVN .

[links()]Sau khi PLVN khởi đăng loạt bài nói về những bất hợp lý trên mẫu CMND mới, nhiều tờ báo và các trang thông tin điện tử cũng lần lượt có bài viết cùng quan điểm với PLVN .
Ngày 27/7, với dòng tittle “Nhạy cảm” khi kê tên bố mẹ lên chứng minh thư”, Báo Điện tử Người đưa tin, viết: “Mấy ngày qua, trên các diễn đàn xôn xao bàn luận xung quanh vấn đề “nhạy cảm”- công bố tên cha, mẹ trong chứng minh thư mới theo quy định của Bộ Công an từ ngày 1/7/2012.
Phần lớn những chia sẻ trên mạng nhắc đến nhóm đối tượng trẻ em mồ côi, con ngoài giá thú hoặc con của những người vi phạm pháp luật sẽ trở nên tự ti khó hòa nhập với cộng đồng”. Trong bài viết này, tác giả trích đăng nhiều ý kiến, nhưng phần lớn đều không đồng tình với việc đề tên cha, mẹ của người được cấp trên căn cước như quy định của Thông tư 27/2012/TT-BCA.
Cũng chủ đề này, ngày 31/7, tờ Pháp luật & Xã hội có bài viết với nhan đề: “Ghi tên cha, mẹ trong chứng minh thư :Ngậm ngùi những đứa trẻ không cha!”.
Tương tự quan điểm của PLVN, Báo Pháp luật & Xã hội khẳng định, việc nâng từ 9 lên 12 số trên CMND và công khai tên cha, mẹ của người được cấp là tiện cho công tác quản lý của ngành Công an. Tuy nhiên, sau khi dẫn ra một số điểm bất hợp lý mà người dân có thể đối mặt khi sử dụng CMND mới, tờ báo này kết rằng: “Không nên chỉ vì tiện cho quản lý mà đẩy sự "bất tiện" sang cho người dân!”.
Tiếp đó, Công lý – tờ báo của TANDTC sau khi tìm hiểu thực tế, ngày 1/8 cũng đã đăng bài, với tựa: “Thí điểm dùng CMND mẫu mới: Có nên ghi tên cha, mẹ lên CMND? ”. Theo Báo Công lý, thì “Hiện dư luận vẫn đang có những ý kiến trái chiều xung quanh một số nội dung ghi trên CMND mới.”.
Các ngày 23 và 30/7, Báo An Giang (tờ báo Đảng ở địa phương) và Dân trí – một trong những tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất hiện nay cũng đã dẫn nguồn và cho đăng lại loạt bài nói trên của PLVN. Ngoài ra, một số Trang thông tin điện tử cũng dẫn lại các bài phản ảnh của PLVN trên website của mình với nhiều lượt truy cập và phản hồi của độc giả xung quanh chủ đề này.
CMND mới có thuận lợi hơn cho giao dịch dân sự?
Cụ thể trong chia thừa kế, Luật sư Nguyễn Thị Phượng, Cty Luật TNHH Đại Việt dẫn các quy định hiện hành, cho hay: Điều 49 Luật Công chứng quy định, việc công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, với trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. 
Theo quy đinh tại mục 1, phần II Thông tư liên tịch 04/2006/BTP-BTNMT quy định về thủ tục trình tự công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản yêu cầu hồ sơ công chứng phải có: Bản sao Giấy CMND hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện); bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai; bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản, nếu là người được hưởng di sản theo pháp luật;…
Như vậy, trong trường hợp người dân tiến hành thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế tùy từng trường hợp cụ thể cần có: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, CMND, hộ khẩu, giấy chứng tử và các giấy tờ chứng minh quan hệ như: giấy khai sinh, đăng ký kết hôn… Sau khi có đầy đủ các giấy tờ nêu trên người dân đến Phòng công chứng, Văn phòng công chứng làm thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế. 
Dẫn các quy định trên để thấy rằng, quá trình thực hiện một giao dịch dân sự, mỗi công dân cùng lúc phải xuất trình nhiều loại giấy tờ khác nhau chứ không phải chỉ CMND (có đề tên cha, mẹ) là có thể chứng minh được mối quan hệ, cụ thể ở đây là giữa người  để lại di sản và người được hưởng di sản. Trong những trường hợp như thế này, CMND mẫu hiện hành với CMND mẫu mới (có đề tên cha, mẹ) chẳng có gì khác biệt về mặt giá trị và không quá tiện ích như kỳ vọng của ngành Công an.
Mọi đề xuất, góp ý về vấn đề này, bạn đọc vui lòng gửi về địa chỉ camnangpl@gmail.com.
PV BĐ

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.