Công cụ đắc lực chăm người già cần trong tương lai gần

Công cụ đắc lực chăm người già cần trong tương lai gần
(PLVN) - Những bộ phim như “Robot và Frank”, “Tôi và Robot”, hay những bộ phim hoạt hình như “The Jetsons” đã vẽ cho con người về viễn cảnh tương lai, rằng robot sẽ là công cụ làm việc nhà và con người có thể  dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, còn những người cao tuổi có thể dễ dàng sống một mình lâu hơn mà không sợ cô đơn. 

Sẽ cần đến robot giúp việc trong tương lai 

Con người ngày càng sáng tạo và phát triển trong việc tạo ra robot và áp dụng vào mọi lĩnh vực đời sống. Ở Nhật Bản, robot hút bụi, xén cỏ và một số robot hỗ trợ chăm sóc người già đã được ứng dụng rất nhiều. Hay gần đây, một robot có tên Pepper của Đại học Middlesexđã xuất hiện trước một uỷ ban của Quốc hội Anh để trả lời các câu hỏi về vai trò của robot trong giáo dục… 

Tuy nhiên, “robot giúp việc” vẫn là hiện tượng khá mới mẻ. Khi con người sống lâu hơn, đồng nghĩa với việc số lượng người cao tuổi sẽ tăng lên và cần sự hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, tình trạng thiếu lực lượng người giúp việc có thể sẽ dẫn đến khủng hoảng chăm sóc người già trong tương lai gần.

Điển hình như Nhật Bản, quốc gia này sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu khoảng 370.000 người giúp việc vào năm 2025. Hay theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, số người trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi lên 2,1 tỷ người vào năm 2050. Nhiều nước đã lo sợ không đủ nguồn lực để chăm sóc khi dân số già ngày càng gia tăng. Lúc này, “robot giúp việc” sẽ là công cụ đắc lực con người cần đến. 

Nhận diện được tình trạng này, các nhà khoa học trong nhiều năm qua đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời các loại robot có thể giúp đỡ, chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe và đồng hành với người cao tuổi.

Hãng Toyota hiện đang phát triển các thiết bị và robot với khả năng có thể nâng nhấc người cao tuổi hay cung cấp việc hỗ trợ di chuyển. Trong khi đó, hãng Toli Corp đã chế tạo ra một loại chiếu có gắn các cảm biến không dây, có thể theo dõi dấu vết và phản hồi thông tin nếu người cao tuổi di chuyển vòng quanh nhà. Tất cả đều hướng đến mục đích mang lại cuộc sống tốt và tiện nghi nhất cho người cao tuổi. 

Hay một robot được tạo ra bởi các nhà khoa học của Đại học bang Washington có thể giúp những người già tự sống trong chính ngôi nhà của mình. Hệ thống robot này có tên là RAS, sử dụng các cảm biến để xác định người chúng cần chăm sóc ở đâu, họ đang làm gì và khi nào họ cần hỗ trợ cho các hoạt động hàng ngày.

RAS sẽ tự điều hướng qua các phòng, tự vượt qua các chướng ngại vật, tự tìm người, cung cấp các hướng dẫn bằng video về cách thực hiện các nhiệm vụ đơn giản và thậm chí có thể dẫn chủ nhân của nó đến các vị trí như nơi để thuốc hoặc đồ ăn nhẹ trong bếp. Thậm chí, khi RAS phát hiện ra thành viên trong nhà bất động hoặc gặp khó khăn trong một công việc nào đó mà RAS không hỗ trợ được, chúng sẽ tự động gửi một tin nhắn cần sự giúp đỡ đến người thân, hay nhà chức trách.

“Mặc dù chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng kết quả ban đầu của chúng tôi với RAS đã rất hứa hẹn. Bước tiếp theo trong nghiên cứu sẽ là kiểm tra hiệu quả của RAS với một nhóm người lớn tuổi để hiểu rõ hơn về những gợi ý, lời nhắc video và các ưu tiên khác mà họ cần có ở robot”, Bryan Minor, nhà nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật Điện WSU cho biết…

Vẫn còn nhiều thách thức

Mặc dù công nghệ đã phát triển vượt bậc, nhưng để tạo ra robot có thể làm tất cả công việc nhà… vẫn không phải là câu chuyện dễ dàng và gặp nhiều thách thức. 

Theo ông Helge Wurdemann, chuyên gia nghiên cứu robot tại Đại học University College London cho biết, không giống như các loại robot sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp nặng và các ngành nghề sản xuất. Chúng được thiết kế bằng vật liệu cứng, thao tác nhanh và dễ gây thương tích cho con người. 

Trong khi đó, robot giúp việc nhà cần phải được thiết kế sao cho tốc độ hoạt động vừa phải để đảm bảo tính an toàn với con người. Không những thế, trong robot nên làm từ vật liệu mềm hơn như cao su, nhựa dẻo silicon hay vải. “Robot có chất liệu mềm, độ cứng phù hợp, mức độ va chạm an toàn với con người…hy vọng sẽ sớm được phát triển”,  Helge Wurdemann cho biết. 

Một trong những thách thức lớn nhất trong việc tạo ra robot giúp việc, đó là hệ thống điều hướng để robot tương tác với con người vẫn được chưa phát triển toàn diện. Những robot vẫn hoạt động ở một mức độ nhất định nhưng vẫn hay mắc lỗi. Chẳng hạn như với robot hút bụi sau khi gần hết pin không trở về đúng vị trí sạc. Trong quá trình thí nghiệm, robot có thể hoạt động theo đúng lộ trình, nhưng khi ứng dụng vào môi trường thực tế như: phòng làm việc nhiều bàn ghế, phòng khách có nhiều vật cản… việc robot hút bụi tìm về được đúng chỗ sạc là cả một vấn đề.

Một số nhiệm vụ thực sự mang tính thách thức đối với trí tuệ con người thì lại đơn giản với robot, song một số cử động đơn giản của con người lại là cực kỳ khó khăn với robot. Ví dụ, robot phải rất vất vả mới thực hiện được việc hầu hết mọi người, hay thậm chí là một con chó đều cảm thấy dễ dàng, đó là bắt một quả bóng.

Hiện nay, robot thường được sản xuất có chức năng chuyên biệt, như robot hút bụi, xén cỏ, rửa bát…thay vì là những cỗ máy đa năng, bởi thiết kế một robot đa năng gặp khó khăn, đặc biệt khi các tính năng không liên quan gì nhau. Ít nhất trong thời điểm hiện tại và tương lai gần, các loại robot chăm sóc đều được thiết kế để đảm trách những tính năng khác nhau. Nhưng chính việc này đặt ra thách thức rằng, con người sẽ chứa chúng ở đâu khi không dùng đến.

Phải khẳng định rằng robot không thể làm được tất cả mọi thứ và thay thế hoàn toàn bàn tay của con người được. Song robot sẽ là một mô hình hiệu quả, hỗ trợ con người, cải thiện môi trường sống cũng như mang lại niềm vui cho những người già tại nhà hoặc các viện dưỡng lão. 

 “Robot không nhất thiết phải thay thế tất cả công việc của con người, chúng sẽ hỗ trợ tăng cường hiệu quả công việc”, bà Helen Dickinson, chuyên gia về dịch vụ công tại Đại học New South Wales nói, “Vấn đề ở đây là con người có thể sử dụng robot làm hầu hết các công việc chân tay khi cảm thấy kiệt sức và cạn dần cả tình thương. Hoặc những công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và động tác lặp đi lặp lại, robot sẽ trở thành cánh tay đắc lực”. 

Dù gặp nhiều thách thức nhưng đầu tư để tạo ra những người máy thông minh hỗ trợ con người là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên trong tương lai gần, việc tạo ra “robot giúp việc” vẫn sẽ chưa có nhiều tân tiến hơn hiện tại, để tạo ra những robot hoàn hảo như trong phim viễn tưởng là cả một chặng đường dài.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lợi thế để đón đầu sự phát triển công nghệ cao

Các đại biểu tại phiên thảo luận chuyên đề “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Với quyết tâm chính trị cao, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động có chất lượng, có quan hệ tốt với các nước…, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ cao.

Làm gì để không bị gián đoạn liên lạc trước thời điểm tắt sóng 2G?

Làm gì để không bị gián đoạn liên lạc trước thời điểm tắt sóng 2G?
(PLVN) - Theo lộ trình tắt sóng 2G của Bộ TT&TT, ngày 16/9 tới đây, các nhà mạng trong nước sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho các điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G, đồng nghĩa với việc người dùng các điện thoại chỉ hỗ trợ mạng 2G sẽ không thể đăng nhập mạng dẫn đến gián đoạn liên lạc nếu không nâng cấp điện thoại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết chính xác điện thoại của mình đã đáp ứng quy định mới hay chưa.

Phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số 2024

Lễ phát động Cuộc thi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 28/8, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (VECOMNET) với sự hỗ trợ của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức buổi Lễ phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số 2024 (Digital Business Contest).

Hệ sinh thái VNPT Cloud: Hướng tới tương lai kết nối toàn diện

Hơn 500 kỹ sư chuyên môn cao của VNPT sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
(PLVN) - Trong bối cảnh điện toán đám mây đang dần trở thành nền tảng không thể thiếu cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT ra mắt VNPT Cloud - Hệ sinh thái Điện toán đám mây toàn diện, mang đến giải pháp công nghệ tiên tiến, an toàn và hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp bứt phá và phát triển mạnh mẽ.

"Chim bạc" năng lượng mặt trời có khả năng phát sóng Internet

Sceye HAPS đang rời khỏi nhà chứa máy bay (Ảnh: New Atlas)
(PLVN) - Sceye, một công ty hàng không vũ trụ có trụ sở tại Roswell, New Mexico, Mỹ, đã giới thiệu Sceye HAPS (High-Altitude Platform Station), một "chim bạc" khổng lồ dài 65 mét, chứa đầy khí heli và được thiết kế để cất cánh thẳng đứng, sau đó bay lên độ cao từ 18.288 đến 19.812 mét.

VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh

VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững ngày càng tăng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (telco) đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi xanh. Trong xu thế đó, cùng với lộ trình chuyển đổi từ một telco sang techco, Tập đoàn VNPT cũng đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh để đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội và đất nước.

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển từ xu hướng IoT 2024

Dựa trên IoT Platform, VNPT đã xây dựng nhiều giải pháp IoT tiên tiến
(PLVN) - Năm 2024 là năm đột phá của công nghệ Internet of Things (IoT) với sự kết hợp mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G và học máy (Machine Learning). Các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng này để tận dụng cơ hội phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.