Công chúa Thái Lan gây sốc khi tham gia tranh cử thủ tướng

Công chúa Ubolratana Rajakanya trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên tham gia tranh cử chức thủ tướng Thái Lan. Ảnh: AP.
Công chúa Ubolratana Rajakanya trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên tham gia tranh cử chức thủ tướng Thái Lan. Ảnh: AP.
(PLVN) - Công chúa Ubolratana Rajakanya khiến cuộc bầu cử được trông chờ ở Thái Lan thêm hỗn loạn vì hoàng gia nước này vốn đứng ngoài chính trị theo truyền thống lâu nay.

Công chúa Thái Lan Ubolratana Rajakanya, chị gái của nhà vua Maha Vajiralongkorn, khiến người dân đất nước chùa vàng bị sốc hôm 8/2 với tuyên bố tham gia vào cuộc chạy đua cho vị trí thủ tướng trong cuộc bầu cử sắp diễn ra, theo South China Morning Post.

Đảng Thai Raksa Chart, một trong vài đảng đứng về phe hai cựu thủ tướng Thái Lan đang lưu vong - bà Yingluck và anh trai bà, ông Thaksin Shinawatra, cho biết công chúa Ubolratana đã chấp nhận lời mời trở thành ứng viên đại diện của đảng này cho vị trí thủ tướng.

"Công chúa đã đồng ý trở thành ứng viên của chúng tôi và với kinh nghiệm của công chúa tại Thái Lan cũng như nước ngoài, chúng tôi tin rằng công chúa là ứng viên phù hợp", ông Preechapol Pongpanich, lãnh đạo đảng Thai Raksa Chart, nói với phóng viên.

"Chúng tôi chơi theo luật, mọi việc chúng tôi làm đều tuân thủ luật pháp. Không có đặc ân hay sự độc quyền nào ở đây".

Tuy công chúa Ubolratana không phải là thành viên của đảng này nhưng hiến pháp Thái Lan mới ban hành cho phép thủ tướng không nhất thiết phải là nhà lập pháp.

Công chúa Ubolratana (thứ 2 từ trái sang) đứng cùng các thành viên hoàng gia Thái Lan, bao gồm cố quốc vương Bhumibol Adulyadej (giữa), vào năm 2012. Ảnh: AP.
Công chúa Ubolratana (thứ 2 từ trái sang) đứng cùng các thành viên hoàng gia Thái Lan, bao gồm cố quốc vương Bhumibol Adulyadej (giữa), vào năm 2012. Ảnh: AP.

Quyết định liên minh với gia tộc Shinawatra quyền thế để tham gia vào chính trường là động thái chưa từng có của thành viên hoàng gia Thái Lan. Diễn biến này làm giảm đáng kể cơ hội duy trì quyền lực của chính quyền quân sự hiện tại sau cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra ngày 24/3. 

Ông Prayuth Chan-o-cha, thủ tướng Thái Lan đương nhiệm, hôm 8/2 cũng chính thức trở thành đại diện của đảng Palang Pracharat ủng hộ chính quyền quân sự. Ông chấp nhận đề nghị trở thành ứng viên thủ tướng chỉ vài phút sau tuyên bố của công chúa Ubolratana.

Ngày 8/2 là hạn cuối để các đảng đệ trình tên ba ứng cử viên thủ tướng tiềm năng cho cuộc tổng tuyển cử. Đây là cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ vụ đảo chính tháng 5/2014, lật đổ chính quyền cựu thủ tướng Yingluck và đưa tướng Prayuth lên nắm quyền.

Công chúa Ubolratana, 67 tuổi, là con đầu lòng của quốc vương quá cố Bhumibol Adulyadej, người qua đời năm 2016 sau 70 năm tại vị. Công chúa đã từ bỏ tước hiệu hoàng gia vào năm 1972 sau khi bà kết hôn với người chồng Mỹ Peter Jensen và đến định cư ở San Diego, Mỹ. Hai người ly dị vào năm 1998, và công chúa Ubolratana quay trở lại Thái Lan ba năm sau đó.

Trong lịch sử Thái Lan, chưa từng có thành viên hoàng gia nào ứng cử cho vị trí cao nhất trong bộ máy chính trị nước này. Với chế độ quân chủ lập hiến được áp dụng từ năm 1932, thành viên hoàng gia Thái Lan được coi là có địa vị cao hơn đảng phái chính trị và thường đứng ngoài chính trường.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.