Công bố gây chấn động của NASA

Hình ảnh các cột khí phun lên từ bề mặt Enceladus của sao Thổ được tàu vũ trụ Cassini chụp lại. Ảnh: NASA.
Hình ảnh các cột khí phun lên từ bề mặt Enceladus của sao Thổ được tàu vũ trụ Cassini chụp lại. Ảnh: NASA.
Sáng 14/4 giờ Việt Nam, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA công bố thông tin mới nhất về khả năng có sự sống ngoài Trái đất.

NASA cho biết những thông tin về quá trình thực hiện sứ mệnh kéo dài suốt 20 năm thăm dò tìm sự sống của tàu vũ trụ Cassini và kính viễn vọng không gian Hubble trong Hệ Mặt trời.

Theo đó, Cassini và Hubble đã cung cấp những chi tiết mới về băng và mặt trăng của sao Mộc và sao Thổ, qua đó nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về các thế giới khác trong hệ mặt trời của chúng ta và xa hơn nữa.

Các nhà khoa học của Cassini công bố đã tìm thấy một dạng năng lượng hóa học có thể tạo nên sự sống tồn tại trên mặt trăng Enceladus của sao Thổ. Trong khi đó các nhà nghiên cứu Hubble báo cáo bằng chứng về đám lửa phun trào từ mặt trăng Europa của sao Mộc.

Cấu trúc bề mặt của Enceladus: Trên cùng là băng, giữa là đại dương, trong cùng là lõi đá. Ảnh: NASA.
Cấu trúc bề mặt của Enceladus: Trên cùng là băng, giữa là đại dương, trong cùng là lõi đá. Ảnh: NASA.

Ông Thomas Zurbuchen, nhà quản lý Cơ quan khoa học của NASA có trụ sở ở Washington cho biết: Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất về việc xác định được một nơi có một số thành phần cần thiết cho môi trường sống. Những kết quả này cho thấy tính chất kết nối của các cơ quan khoa học của NASA đang đưa chúng ta đến gần hơn câu trả lời liệu con người trên Trái đất có thực sự đơn độc hay không”.

Các nghiên cứu của Cassini được công bố trên tạp chí Science, chỉ ra khí hydro (H2) có thể cung cấp một nguồn năng lượng hóa học cho sự sống được đổ vào đại dương bên dưới bề mặt của Enceladus từ hoạt động thủy nhiệt trên đáy biển.

Sự hiện diện của hydro trong đại dương của mặt trăng có nghĩa là vi khuẩn (nếu có) có thể sử dụng nó để lấy năng lượng bằng cách kết hợp hydro với carbon dioxide hòa tan trong nước. Phản ứng hóa học này gọi là “methanogenesis” vì nó tạo ra khí metan, gốc rễ của sự sống trên trái đất và thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn gốc sự sống trên hành tinh chúng ta.

Như chúng ta đã biết, sự sống cần 3 yếu tố chính: Nước; nguồn năng lượng cho quá trình trao đổi chất; và thành phần hóa học phù hợp, chủ yếu là carbon, hydro, nitơ, oxy, phốt pho và lưu huỳnh. Các nghiên cứu của Cassini chỉ ra rằng Enceladus có gần như tất cả những yếu tố này.

Hình ảnh cột nước phun lên từ mặt trăng Europa của sao Mộc được Hubble chụp lại. Ảnh: NASA
Hình ảnh cột nước phun lên từ mặt trăng Europa của sao Mộc được Hubble chụp lại. Ảnh: NASA

Linda Spilker, nhà nghiên cứu dự án Cassini tại Phòng thí nghiệm Phản lực của NASA (JPL) ở Pasadena, California cho biết: “Xác nhận về năng lượng hóa học tồn tại trong đại dương trên mặt trăng của sao Hỏa là một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi về sự sống ngoài Trái đất”.

Giáo sư Hunter Waite, trưởng nhóm nghiên cứu Cassini co biết: “Mặc dù chúng tôi không phát hiện ra sự sống nhưng chúng tôi phát hiện ra nguồn thức ăn cho nó, giống như một cửa hàng kẹo để nuôi vi khuẩn vậy”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.