Công bố dòng chảy pháp luật kinh doanh: Doanh nghiệp cần 'dòng chảy' ổn định

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ví doanh nghiệp (DN) lớn như những con tàu lớn và họ rất sợ những cú “phanh gấp”…

Vẫn còn “hạt sạn”

Tại Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh (PLKD) 2022, được VCCI tổ chức hôm qua (4/4), Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đã chỉ ra 5 dòng chảy PLKD chính. Đó là: Các chính sách ứng phó với những tác động của kinh tế thế giới hợp lý và khá linh hoạt; Các chính sách hỗ trợ DN phục hồi sau đại dịch tiếp tục góp phần giúp DN vượt qua khó khăn; Các chính sách liên quan đến nền tảng số tiếp tục được hoàn thiện; Hoạt động cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ tiếp tục được thúc đẩy; Các chính sách để giải quyết các vấn đề “nóng” vẫn còn nhiều băn khoăn…

Theo VCCI, trong năm 2022, các cơ quan nhà nước tại TW đã ban hành 636 văn bản QPPL, trong đó có 12 luật của Quốc hội, 3 pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 131 nghị định của Chính phủ, 28 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 462 thông tư của các bộ. So với trung bình các năm, tổng số văn bản và số lượng từng loại văn bản đều có xu hướng giảm.

Theo Chủ tịch VCCI, cách thức ban hành và vận hành PLKD năm 2022 tuy có nhiều cải thiện nhưng đâu đó vẫn còn “hạt sạn”. Đơn cử như năm 2022, có những vấn đề “lớn”, “nóng” trên thực tế cần phải nhìn nhận lại cơ chế quản lý và hoàn thiện chính sách như giá đất và bỏ cọc của DN trúng đấu giá hay trong phát hành trái phiếu riêng lẻ. Nhưng ngay lập tức cơ quan quản lý đã cho ra đời các chính sách điều chỉnh theo hướng siết chặt đối với các hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, phát hành trái phiếu.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh: Thượng tôn pháp luật là yêu cầu bắt buộc, nhưng cách ban hành, cách thực thi chính sách thế nào là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, các DN, nhất là DN có quy mô lớn như những con tàu, không thể phanh gấp được. Do vậy, nên giảm rủi ro pháp lý bằng cách không có thay đổi đột ngột, cực đoan trong ban hành và thực thi chính sách.

Doanh nghiệp cần sự cảm thông, chia sẻ

Rất nhiều dẫn chứng liên quan đến rủi ro pháp lý mà DN phải gánh chịu do quy định không rõ ràng, do thay đổi chính sách… được đại diện Ban Pháp chế VCCI đưa ra khi công bố Báo cáo Dòng chảy PLKD 2022. Hai dẫn chứng được nhắc đến nhiều nhất là đấu giá đất Thủ Thiêm và trái phiếu DN. Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI phát biểu: "Có hiện tượng khi gặp sự việc tiêu cực tác động đến thị trường, phản ứng đầu tiên của các cơ quan quản lý là “siết chặt” đối với các chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh trong khi chưa đánh giá tác động kỹ càng biện pháp này đối với thị trường. Hậu quả của các chính sách này đôi khi còn làm gia tăng thêm sự khó khăn của MTKD, khiến cho chính sách thiếu ổn định, thiếu tính dự báo, trong khi mục tiêu quản lý đôi khi lại không đạt được...”.

Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, liên quan đến lĩnh vực bất động sản hiện nay có đến 12 luật tác động trực tiếp, để triển khai một dự án cần khoảng 40 con dấu (chưa kể các con dấu con phát sinh sau đó), thời gian phải mất 2 năm. Tuy nhiên, đáng ngại nhất là các văn bản chồng chéo DN “không biết đâu mà lần”.

Dẫn chứng Luật Quy hoạch đô thị quy định dự án phải được chấp thuận chủ trương đầu tư rồi mới tiến hành làm quy hoạch và xin phê duyệt, trong khi đó Luật Đầu tư 2020 lại quy định dự án muốn được chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải có quy hoạch chi tiết được phê duyệt. “Như vậy, chỉ một vấn đề liên quan đến hai luật này đã không thống nhất, không biết “con gà có trước hay quả trứng có trước”…” - ông Hiệp băn khoăn.

Theo Chủ tịch VACC, một cái khó của DN hiện nay là trong quy định của các Luật thường thì có một câu “thòng”, đại ý “nếu có các quy định khác thì thực hiện theo luật này”. “Vậy DN theo luật nào? Chúng ta làm Luật rất công phu và tốn kém, nhưng 5- 7 năm lại phải sửa. Đây là vấn đề mấu chốt Báo cáo phải phân tích được cái này” - Chủ tịch VACC đề nghị.

Theo TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban MTKD và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW), văn bản quy định không biết thực hiện như thế nào cho đúng là tình trạng đáng lo ngại hiện nay. “Bất cập chính sách không chỉ đang đè nặng DN mà cả cơ quan quản lý nhà nước. MTKD thiếu hấp dẫn, không an toàn sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, DN cần sự cảm thông, chia sẻ và đồng hành của Chính phủ thông qua thúc đẩy các nỗ lực cải cách, tháo gỡ rào cản đầu tư, kinh doanh…” - bà Thảo nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Đọc thêm

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.