Đây là kết quả được Quỹ Môi trường thiên nhiên Nhật Bản (Nagao) công bố lần đầu tiên tại hội thảo “Đa dạng thành phần loài cá ở lưu vực sông Mê Kông và Chao Phraya“
Hội thảo được tổ chức tại Đại học Cần Thơ vào ngày 24/2.
Kết quả được thực hiện bởi một cuộc nghiên cứu kéo dài 5 năm thuộc dự án “Con người, hệ sinh thái và việc sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên ở lưu vực sông Mê Kông và Chao Phraya ”, do Quỹ Môi trường thiên nhiên Nhật Bản (Nagao) hỗ trợ.
Trong 540 loài cá được ghi nhận sinh sống trên lưu vực sông Mê Kông, có 67 loài trong số đó lần đầu tiên được phát hiện sinh sống trên lưu vực sông Mê Kông và 21 loài chưa từng được mô tả và lần đầu tiên được ghi nhận trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu cũng đã phân chia các loài cá sinh sống trên lưu vực sông Mê Kông thành 3 loại gồm: các loài cá khổng lồ, các loài cá có kích thước rất nhỏ (1cm) và các loài thường gặp. Trong 3 loại, các loại cá khổng lồ sống trên lưu vực sông Mê Kông hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo vệ các loại cá khổng lồ khỏi nguy cơ tuyệt chủng, Quỹ Môi trường thiên nhiên Nhật Bản cho rằng, cần có sự nhanh chóng thụ tinh nhân tạo, nuôi dưỡng và sau đó thả về tự nhiên để tái tạo quần đàn. Để làm được điều này thì cần phải có sự hợp tác bảo tồn đa quốc gia trên lưu vực sông Mê Kông.
Dự án “Con người, hệ sinh thái và việc sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên ở lưu vực sông Mê Kông và Chao Phraya”, được thực hiện ở 4 nước thuộc Ủy hội sông Mê Kông gồm : Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam từ năm 2007 đến cuối năm 2010./.
TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD
(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.