Công an viên vu khống Lê Bá Mai định hại đời một thiếu nữ bất thành

Công an viên vu khống Lê Bá Mai định hại đời một thiếu nữ bất thành
(PLO) - Khi Lê Bá Mai vừa bị bắt, công an viên Sinh tung tin trước đó Mai định hiếp dâm một cô gái nhưng bị gia đình cô gái phát hiện ngăn chặn kịp thời. Gia đình Mai uất ức tố cáo sự vu khống này. Công an tỉnh kết luận: ông Sinh đưa tin sai sự thật!

Trong kỳ án vườn mít, vai trò của công an viên Trần Văn Sinh rất lạ. Ông Sinh có dấu hiệu khai man trá, không khách quan với Lê Bá Mai lại được xác định là nhân chứng. 
Dựng chuyện Mai định hại đời con gái người quen
Ông Sinh còn cung cấp thông tin trước lúc Mai giết hại cháu Út, Mai có đến nhà bà Phạm Thị T. tính giở trò hại đời cô Th. (con gái bà T.), nhưng bị người nhà cô Th. phát hiện ngăn chặn kịp thời. 
Khi biết tin này, ông Dương Bá Tuân (chủ của Mai) liền đi xuống quận Gò Vấp, TP.HCM để gặp cô Th. đang làm công nhân ở đó. “Tôi hỏi thì con Th. nói làm sao có chuyện đó bác, ông Sinh dựng chuyện lên thôi”, ông Tuân kể. 
Khi được hỏi về vụ vu khống trên, bà T. bức xúc nói: “Thằng Sinh nó nói tầm bậy. Xã gọi lên một lần, công an gọi em vào phòng riêng làm việc. Công an cũng không nói như vậy. Đến bây giờ em mới biết. 
Hai chú công an vào, hỏi em là quan hệ giữa con nhà chị với thằng Mai như thế nào, yêu đương như thế nào. Em không biết là công an tỉnh hay công an huyện. Em bảo không có đâu”. 
Bà T. cho biết: “Cái thằng Mai là nó nhát lắm, chứ nó không có như người ta. Nó sang nhà em, nó đứng ngoài cửa thò đầu vào bảo “bà T. đi làm nhá” rồi đi chứ không vào nhà. Chứ làm gì có yêu đương gì đâu, con nhà em lúc đó còn nhỏ mà. Họ hỏi có phải tối hôm đó con nhà chị đi với thằng Mai suốt đêm không? Em giật mình em cãi, đêm đó con nhà em đi cùng con nhà Hiên, 5-6 đứa cơ đi thăm con Huyền sinh rồi về nhà, chứ đâu có đi cả đêm với thằng Mai đâu”. 
Công văn số 115/PV11-(PC14) ghi rõ: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã tiến hành làm việc với bà Phạm Thị T. (SN 1958, ngụ ấp 1, xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước) là mẹ ruột của cô Nguyễn Thị Th. xác định giữa Lê Bá Mai với cô Th. là quan hệ bạn bè rất tốt, Mai không có biểu hiện tỏ ý định hại đời cô Th. 
Ông Sinh không biết mối quan hệ giữa Mai với cô Th. Như vậy, ông Sinh tung tin Mai định hại đời cô Th. bất thành nhằm mục đích gì? Có phải ông ta cố tình làm cho dư luận nhầm tưởng Mai là người có ý đồ đen tối với phụ nữ từ trước khi vụ án vườn mít xảy ra hay không?
Không chỉ cư xử tốt với cô Th. mà trước khi bị bắt, Mai từng sống chung chòi với ba chị em gái làm công cho ông Tuân. Sau đó hai người chị đi làm nơi khác, cô em nhỏ nhất ở chung với Mai. 
“Con L. ở chung với Mai một nhà trong mấy tháng mà không xảy ra việc gì. Thằng Mai nó nhát thật, nó hay xấu hổ. Thằng Mai thì chúng em quá rành rồi, hồi xưa làm chung nó mấy năm”, bà Th. nói. 
Tại phiên tòa phúc thẩm lần thứ ba, khi các luật sư và phóng viên tranh luận nội dung vụ án trong lúc tòa nghị án, hai luật sư theo dõi phiên tòa với vai trò người dân đặt vấn đề Mai và cháu Út có quen biết và yêu nhau không, nếu có thì rất có thể Mai đã phạm tội.
Không biết vô tình hay cố ý, ông Sinh nói Mai và cháu Út yêu nhau (!?), trong khi cháu Út mới 11 tuổi và theo lời khai của Mai cũng như của cháu Hằng, trước đó Mai và cháu Út không hề quen biết nhau.
Lời khai “tiên tri” của nhân chứng - công an viên
Ông Sinh khai sáng ngày 15/11/2004, công an xã nhận trình báo miệng của ông Điểu Cẩn là Út bị mất tích. Lời ông Sinh: “Tôi cùng ông Điểu Cẩn đi về nhà ông Điểu Ky thì gặp Thị Hằng, tôi hỏi Hằng rồi cùng ông Cẩn và Hằng đi ra khu đất trồng củ sắn nơi mà Hằng và Út đã mót củ sắn vào sáng ngày 12/11/2004. 
Khi ra khu đất trồng sắn nhưng không thấy gì thì tôi hỏi đường đi mà người thanh niên chở Út đi. Chúng tôi chạy xe theo đường mòn (theo sự chỉ dẫn của Hằng) được khoảng 200m thì đường mương nước cạn, ở đây có hai miếng ván bắc qua mương để đi. Tại đây tôi phát hiện trên miếng ván có vết bánh xe máy, đường đi qua tấm ván là đi về hướng vườn mít của nhà ông Tuân. 
Thấy vụ việc phức tạp, chưa rõ ràng tôi nghĩ có khả năng dấu vết bánh xe có thể liên quan đến việc Thị Út mất tích nên tôi không đi nữa để bảo vệ hiện trường. Tôi cùng ông Cẩn, Hằng về lại nhà ông Ky rồi tiến hành ghi lời khai Thị Hằng...” (trích bút lục 366). 
Trong lời khai của ông Sinh có điều vô lý. Ông Sinh khai tại mương nước có bắc hai tấm ván để đi có vết bánh xe chạy về hướng vườn mít. Trong khi đây là đường đi thẳng giáp khu trồng tràm, muốn đến vườn mít phải chạy xe hết khu trồng tràm rồi đánh vòng sang trái khoảng 400-500m, băng qua con suối Lạnh, nhưng điều này không thể làm được vì từ khu trồng tràm băng qua vườn mít không hề có đường đi, suối Lạnh cũng không có cầu bắc ngang. Tại sao mới thấy vết xe đi thẳng mà ông Sinh đã dám khẳng định xe đi về hướng vườn mít? 
Hơn nữa trang trại ông Tuân rộng hàng trăm hecta, đến nỗi ông Tuân phải mua xe máy để người làm công đi lại cho thuận tiện, việc có dấu vết bánh xe trên đường là hoàn toàn bình thường, sao ông Sinh lại nghĩ ngay rằng vết bánh xe có liên quan đến vụ Thị Út mất tích nên “bảo vệ hiện trường”? 
Hay ông Sinh cũng có tài tiên đoán trước đường đi của hung thủ như điều tra viên lập sơ đồ hiện trường (bút lục 26), dù thời điểm ngày 15/11/2004 chưa phát hiện tử thi cháu Út và cũng chưa bắt Mai?
“Tôi luôn thấy Lê Bá Mai kêu bị oan”
Sau phiên tòa phúc thẩm lần thứ nhất tuyên tử hình Mai, ngày 15.8.2005, ông Bùi Gia Hân (thư ký TAND tỉnh Bình Phước), ông Nguyễn Thắng Lợi (Phó giám thị Trại tạm giam) gặp Mai để xác minh Mai có viết đơn gửi Chủ tịch nước xin tha tội chết hay không, Mai nói: “Tôi không làm đơn xin tha tội chết mà làm đơn kêu oan”, “Qua biên bản xác minh này, tôi đề nghị TANDTC, Chủ tịch nước xem xét lại các tình tiết và giải oan cho tôi. Tôi không giết người, không hiếp dâm cô bé đó”. 
Khi được hỏi “Đồng chí Sơn cho biết kể từ khi tiếp nhận Lê Bá Mai vào trại tạm giam đến nay, đồng chí thấy biểu hiện của Lê Bá Mai như thế nào?”, cán bộ quản giáo trại tạm giam là ông Nguyễn Anh Sơn trả lời: “Tôi luôn thấy Lê Bá Mai kêu bị oan” (bút lục 249). 
(Còn tiếp)

Đọc thêm

Tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp tại TP HCM

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP HCM. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Ngày 10/12, tại phần thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND TP HCM khóa X, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Công an TP thông tin về tình hình bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Lập khống phiếu cấp nhiên liệu, chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng
(PLVN) - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) vừa phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 đối tượng về tội “Tham ô tài sản”.

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu

Điều tra vụ nghi bạo hành trẻ em tại TP Vũng Tàu
(PLVN) - Trong quá trình trông giữ, quản lý các cháu, bà T.T.B đã có những hành vi như dùng tay đánh đập vào miệng, vào mặt, giật tóc; dùng thìa inox, chiếc điều khiển của tivi đập vào miệng các cháu bé nhằm mục đích ép các cháu ăn, uống.

Bạc Liêu: Cảnh giác “tín dụng đen” dịp cuối năm

Bạc Liêu: Cảnh giác “tín dụng đen” dịp cuối năm
(PLVN) - Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới: cho vay thông qua các phần mềm, ứng dụng online trên điện thoại di động, các website, mạng xã hội Facebook, Zalo.