Công an Quảng Ninh khuyến cáo 24 thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng

 Công an tỉnh Quảng Ninh truyền đạt các nội dung và đặc điểm tội phạm lừa đảo trên mạng xã hội.
Công an tỉnh Quảng Ninh truyền đạt các nội dung và đặc điểm tội phạm lừa đảo trên mạng xã hội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian vừa qua, tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng liên tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn, phương thức ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp.

Theo báo cáo của Phòng An ninh mạng Công an tỉnh Quảng Ninh, năm 2021 Công an tỉnh xử lý 21 vụ, khởi tố 17 vụ, bắt 05 bị can, số tiền bị chiếm đoạt, thiệt hại 10.432.284.500 đồng. Năm 2022, Công an tỉnh xử lý 33 vụ, khởi tố 25 vụ, bắt 04 bị can, số tiền bị chiếm đoạt, thiệt hại 43.706.480.398 đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an tỉnh xử lý 25 vụ, khởi tố 16 vụ, bắt 03 bị can, số tiền bị chiếm đoạt, thiệt hại 52.147.406.754 đồng.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, thời gian qua, công an tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, tổ chức nhiều buổi tuyên truyền các nội dung và đặc điểm tội phạm lừa đảo trên mạng xã hội hiện nay. Đặc biệt là việc nhận diện, phòng ngừa một số phương thức, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng như lừa tình, cộng tác viên online, đầu tư tài chính… là những nguyên nhân trở thành nạn nhân của lừa đảo trên không gian mạng; các biện pháp phòng tránh.

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và truyền thông, hiện nay có 03 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 thủ đoạn lừa đảo, gồm:

1. Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”. 2. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice. 3. Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao. 4. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công. 5. Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu. 6. Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí. 7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng. 8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,… 9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…) 10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo. 11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp. 12. Lừa đảo tuyển CTV online. 13. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo. 14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo. 15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử. 16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng. 17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng. 18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa. 19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP. 20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI. 21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook. 22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,… 23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook. 24. Lừa đảo cho số đánh đề.

Người dân trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt trên 1 tỷ đồng tại cơ quan công an.

Người dân trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt trên 1 tỷ đồng tại cơ quan công an.

Để không trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người dân:

1. Không chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, tài khoản E-Banking theo yêu cầu từ người lạ. Cài đặt bảo vệ các tài khoản mạng xã hội bằng xác thực 2 lớp.

2. Nếu tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo, ...) bị hack, chiếm quyền sử dụng, nên công bố ngay cho những người thân quen, bạn bè có trong danh bạ biết để phòng ngừa loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3. Nếu nhận được tin nhắn từ người thân hỏi vay mượn tiền, chuyển khoản, nạp thẻ điện thoại... nên gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp để hỏi chính xác trước khi chuyển tiền.

4. Không vay tiền online từ các ứng dụng không rõ nguồn gốc. Không nộp các loại phí, thuế do đối tượng yêu cầu để được nhận khoản vay; đây là hình thức lừa đảo hoặc cho vay lãi nặng qua các ứng dụng điện thoại di động.

5. Cảnh giác khi làm quen, kết bạn hẹn hò qua mạng xã hội, các web và ứng dụng hẹn hò.

6. Cảnh giác với tất cả các e-mail và đường link lạ, tuyệt đối không nhập và gửi thông tin cá nhân vào các cửa sổ trong các trang web mà chưa kiểm chứng về sự an toàn và nguồn gốc của nó. Không cài đặt các ứng dụng lạ mà có yêu cầu cấp quyền truy cập vào danh bạ, tin nhắn, camera...

7. Tìm hiểu rõ nguồn gốc, hạn chế mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, giá trị lớn qua mạng xã hội. Hãy lựa chọn cách mua hàng trên các sàn thương mại điện tử được cấp phép, có uy tín, có lượng đánh giá tích cực lớn.

8. Cảnh giác với các lời mời tham gia đầu tư tài chính trên không gian mạng, tuyệt đối không đầu tư khi chưa tìm hiểu rõ ràng.

9. Cảnh giác trước các lời mời, quảng cáo tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ hưởng tiền hoa hồng trên các trang mạng xã hội. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.

10. Thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin truyền thông.

11. Kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an gần nhất để được tiếp nhận, giải quyết nếu nghi ngờ có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng mạng có thể dễ dàng “tẩy chay”, cô lập một nhãn hàng, một gia đình, một công ty,... (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Những "phiên toà" khắc nghiệt mang tên mạng xã hội

(PLVN) - Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra kỷ nguyên thông tin mới, mang đến nhiều cơ hội chia sẻ thông tin nhanh chóng và đa chiều. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện lợi đến do mạng Internet đem lại, vẫn còn đó những “phiên tòa” vô cùng khắc nghiệt mang tên “dư luận mạng”.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".