Qua đó, sẽ huy động lực lượng xử lý dứt điểm tất cả các trường hợp móng gạch, nhà quay tôn, phân lô, bán nền và xây dựng công trình nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp.
Lực lượng chuyên ngành phải tập trung xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng. Sau đó, điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng "đầu nậu", đầu cơ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, bảo kê, bao che và làm ngơ các hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai cũng phải xử lý nghiêm…
Huyện Bình Chánh cho biết đã kiểm tra, xử lý 155/161 trường hợp các địa điểm môi giới bất động sản, bảng quảng cáo sai quy định; tháo dỡ, thu giữ 81 biển hiệu quảng cáo sai quy định, vận động tự tháo dỡ 71 trường hợp và lập biên bản vi phạm hành chính 1 trường hợp…
Đã tiến hành triển khai thực hiện đồng loạt trên 15/15 ấp đối với các móng, vây tôn, nhà tôn, đường phân lô. Kết quả xử lý 703 trường hợp. Trong đó, có 503 móng gạch, 48 móng bê tông, 128 vây tôn, 13 đường phân lô, 11 nhà tôn.
Phát hiện và đã lập hồ sơ 23 trường hợp vi phạm có thời điểm phát sinh sau Chỉ thị 23 gồm: 1 trường hợp vi phạm xây dựng; 22 trường hợp vi phạm đất đai; đã xử lý 3 trường hợp (đất đai); tồn 20 trường hợp (19 trường hợp vi phạm đất đai, 1 trường hợp vi phạm xây dựng).
Đặc biệt, Công an huyện đã mời làm việc 32/38 đối tượng “đầu nậu” đất ở xã Vĩnh Lộc A. Tuy nhiên, 6 đối tượng còn lại đã bỏ đi khỏi địa phương nên chưa làm việc được.