Công an Hà Nội khuyến cáo nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở văn hoá tâm linh

Cháy chùa Phật Quang tại xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, ngày 20/01/2024. Ảnh CAHN
Cháy chùa Phật Quang tại xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, ngày 20/01/2024. Ảnh CAHN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Công an Hà Nội,  đa số các cơ sở văn hoá tâm linh như đền thờ, chùa, đều được xây dựng bằng gỗ, bên trong có nhiều đồ đạc, vật dụng, lễ thờ dễ cháy; người dân đến dâng lễ, đều thắp hương, đốt vàng mã, cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Theo ghi nhận hầu như năm nào cũng xảy ra sự cố cháy, nổ đối với loại hình cơ sở văn hóa tâm linh tại nhiều địa phương trên cả nước. Những vụ cháy xảy ra với loại hình này, ngoài hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì những thiệt hại về giá trị văn hóa, kiến trúc lịch sử đã bị mất đi thì không thể định lượng được.

Thực tế cho thấy, các vụ cháy do thắp hương, đốt vàng mã chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như: Bố trí nơi thắp hương thờ cúng không đảm bảo khoảng cách PCCC, để quá nhiều vàng mã gần vị trí thắp hương, nến dẫn đến bắt cháy sang các vật liệu dễ bắt cháy; vị trí đốt vàng mã không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC với các vật liệu dễ cháy, trong quá trình hóa vàng không có người trông coi để tàn lửa có thể cháy lan sang các vật dụng xung quanh gây ra cháy; hệ thống điện chưa được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên...

Nhằm đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở văn hoá tâm linh dịp đầu năm để người dân du xuân chiêm bái, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người đứng đầu các cơ sở văn hoá tâm linh và người dân thực hiện một số nội dung sau:

1. Chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ sở, ban quản lý lễ hội… ban hành nội quy, quy định về PCCC và CNCH phù hợp với từng khu vực có tính chất nguy hiểm cháy, nổ khác nhau. Tổ chức niêm yết và thường xuyên tuyên truyền nội quy, quy định, biện pháp an toàn PCCC, thoát nạn trên hệ thống mã QRCode, hệ thống loa truyền thanh tại cơ sở, trong đó chú trọng việc nhắc nhở, hướng dẫn người dân, du khách: Cẩn trọng trong sử dụng điện, khí đốt hóa lỏng, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã đúng nơi quy định, không tự ý mang chất cháy, nổ vào khu vực diễn ra lễ hội; di chuyển theo đúng đường, lối đi quy định và bình tĩnh tuân theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khi có sự cố xảy ra. Nghiên cứu, có phương án bố trí nguồn nước, máy bơm chữa cháy di động (kèm theo lăng, vòi chữa cháy) phù hợp với đặc điểm của từng địa điểm lễ hội.

2. Kiện toàn lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, CNCH và trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH; phân công lực lượng, phương tiện thường trực để kiểm tra, kịp thời phát hiện, tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ngay từ khi mới phát sinh. Xây dựng phương án chữa cháy và thoát nạn của cơ sở đối với những tình huống phức tạp; tại địa điểm lễ hội nằm trong hoặc giáp ranh với rừng, cần có sự phối hợp tình huống chữa cháy rừng và thoát nạn cho người khi có cháy xảy ra.

3. Tổ chức tập huấn cho các lực lượng tham gia bảo vệ, tăng, ni về kiến thức PCCC, thao tác, cách thức sử dụng các phương tiện chữa cháy, CNCH, sơ, cấp cứu ban đầu; tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, canh gác trong thời điểm khách đến lễ và sau khi kết thúc công việc trong ngày, nhất là tại các khu vực tập trung đông người, đốt vàng mã.

4. Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ: Phải tuân thủ nghiêm các quy định an toàn PCCC và CNCH; bố trí khu vực tồn chứa, sử dụng chất dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt (bếp sử dụng khí LPG, bếp điện…) phải được ngăn cách với khu vực kinh doanh, lưu trú; không bày bán hàng hóa, để vật tư chiếm lối đi, cửa thoát nạn, gây cản trở việc di chuyển và thoát nạn; lắp đặt và sử dụng hệ thống, thiết bị điện bảo đảm an toàn; trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn chiên, nước… và chuẩn bị phương án thoát nạn phù hợp.

5. Đối với bãi giữ xe: Phải bảo đảm khoảng cách đến các nhà, công trình xung quanh theo QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về GaraÔ-tô; phân chia khu vực, vị trí đỗ ô tô, xe máy, đường, lối đi trong bãi để xe; sắp xếp, lưu giữ xe không vượt quá số lượng quy định; không sử dụng ngọn lửa trần, đun nấu tại bãi đỗ xe; trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, cát chữa cháy…

6. Đối với khu vực thờ cúng, trưng bày trong nhà phải duy trì các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH (ngăn cháy lan, thoát nạn, trang bị và duy trì hoạt động của các hệ thống, thiết bị PCCC, CNCH được trang bị…), đặc biệt là các yêu cầu ngăn cháy lan, thoát nạn đối với nhà vừa bố trí nơi thờ tự, trưng bày và phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống cho người dân…; phân định rõ hướng, đường di chuyển an toàn cho người tham gia lễ hội, tránh xung đột, nhất là việc thoát nạn, CNCH khi xảy ra sự cố; bảo đảm các yêu cầu an toàn trong thắp hương thờ cúng, đốt đèn cầy, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nơi đốt vàng mã phải bảo đảm thông thoáng, ngăn cháy lan và đốt vàng mã trong các thiết bị chuyên dụng, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu tại các khu vực trên.

7. Đối với các phương tiện chuyên chở như cáp treo, phương tiện vận chuyển hành khách đường thủy phải được bảo dưỡng, kiểm tra vận hành trước khi đưa vào hoạt động.

8. Đối với hệ thống điện: Phải lựa chọn dây dẫn, thiết bị và lắp đặt hệ thống điện phải bảo đảm yêu cầu chất lượng và kỹ thuật theo quy định, có thiết bị bảo vệ điện như rơle, công tắc, cầu chì, cầu dao, attomat...; thiết bị điện sử dụng trong khu vực kho, nơi tồn chứa chất, hàng dễ cháy, khu vực có khả năng hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ phải bảo đảm quy định về an toàn cháy, nổ; không sử dụng một ổ cắm dùng đồng thời cho nhiều thiết bị tiêu thụ điện hoặc để gần hàng hóa, vật liệu dễ cháy, nổ; ngắt các thiết bị khi không sử dụng…

9. Đối với việc sử dụng khí LPG để đun nấu: Khu vực đặt bình khí LPG, bếp đun phải bảo đảm yêu cầu thông thoáng, tránh để tích tụ khí LPG khi bị thất thoát ra ngoài và có giải pháp chống cháy lan theo quy định. Trường hợp lắp đặt, sử dụng hệ thống cấp khí LPG trung tâm phải bảo đảm theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; khi không sử dụng, phải đóng van của bình khí LPG; thường xuyên kiểm tra bảo đảm độ kín của hệ thống, thiết bị trong quá trình sử dụng.

10. Khi có cháy, nổ, sự cố, tại nạn xảy ra, kịp thời gọi ngay số điện thoại 114 hoặc báo cho chính quyền, Công an nơi gần nhất.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Cần kiểm soát các cuộc thi chạy bộ

Các cuộc thi chạy bộ ở Việt Nam cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên tham dự và người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: TQ)
(PLVN) - Cứ đến mùa thu - đông là bước vào “cao điểm” các giải chạy bộ. Hàng loạt cuộc thi diễn ra, từ những giải chạy ngắn với mục đích gây quỹ từ thiện, đến những giải chạy đêm, giải chạy mang tầm cỡ quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân đang hưởng ứng phong trào thể thao lành mạnh, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc các giải chạy bộ liên tục diễn ra cũng đang tạo nên những bất cập.

Số liệu đáng chú ý về người nhập cư tại TP HCM, Đồng Nai

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong một hội thảo khoa học vừa được tổ chức tại TP HCM, đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP đã đưa ra một nhận xét vô cùng đáng lưu ý: “TP HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành”.

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 40 dự án văn hóa - thể thao

Giám đốc Sở VHTT TP Trần Thế Thuận giới thiệu về đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP đến 2030. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Sáng qua (15/10), UBND TP HCM tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao (VHTT) năm 2024. TP kỳ vọng đến năm 2030, tổng doanh thu ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP khoảng 148.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12%/năm.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.