Cơn thèm khát bào ngư bên bờ biển Nam Phi

Lực lượng tuần duyên Nam Phi ngăn ngừa nạn đánh bắt trộm bào ngư
Lực lượng tuần duyên Nam Phi ngăn ngừa nạn đánh bắt trộm bào ngư
(PLO) - Cách đây hai tháng, tối thứ 7, Deurick Van Blerk, 26 tuổi, trèo lên chiếc thuyền nhỏ ngoài khơi bờ biển Cape Town, bắt đầu một chuyến đánh cá "chui" mới. Và, anh biến mất từ hôm đó.

Nhà chức trách đang điều tra những cáo buộc của gia đình anh và các thợ lặn khác rằng có thể Van Blerk đã bị bắn bởi lực lượng đặc nhiệm chống đánh bắt trộm bào ngư và tôm hùm đá của chính quyền Nam Phi.

Bào ngư là cao lương mỹ vị ở Hong Kong, Trung Quốc đại lục và Đông Á nói chung. Những món ăn chế biến từ loài nhuyễn thể này thường là thứ ai cũng muốn có trong tiệc cưới và trị giá lên tới hàng nghìn USD. Các thợ lặn trái phép cũng thường tìm bắt tôm hùm đá để bán ở chợ địa phương.

 “Deurick và tôi bắt đầu đi đánh bắt trộm lúc 15 tuổi”, Bruce Van Reenen, em họ của Van Blerk, nói. "Chúng tôi thường cùng đi đánh cá, nhưng đêm đó không ra khơi cùng nhau mà đi bằng thuyền riêng. Tôi lặn ở quanh Vịnh Camps còn Deurick tới mũi đất Cape Point để tìm tôm hùm”, anh kể.

Những thợ lặn như Van Blerk và Van Reenen có thể kiếm được hàng trăm USD chỉ trong một đêm bội thu. Dẫu vậy, số tiền đó vẫn chỉ bằng một phần nhỏ giá trị của bào ngư khô trên thị trường Hong Kong. Giá một kg bào ngư có thể lên tới hàng nghìn USD.

Đánh bắt quá mức tác động tới trữ lượng bào ngư ngay từ những năm 1950, nhưng đến giữa thập niên 1990, săn trộm tràn lan bắt đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo George Branch, nhà sinh học biển tại Đại học Cape Town, trữ lượng bào ngư đã giảm xuống còn 1/4 so với ban đầu, kể từ khi đánh bắt thương mại khởi phát. Số lượng tôm hùm đá ở Bờ Tây giảm sút nghiêm trọng, chỉ còn 2,5% trữ lượng gốc.

“Bào ngư hầu như đều đổ về Đông Á, chủ yếu là Hong Kong”, Markus Burgener, thành viên tổ chức phi chính phủ giám sát buôn bán động thực vật hoang dã TRAFFIC. Ông cho biết giá bán lẻ ở Hong Kong là khoảng từ 300 đến 10.000 USD (233 triệu đồng)/kg. 

“Nó cuối cùng được tiêu thụ ở Trung Quốc bởi đó là nơi có nhu cầu cao nhất”, ông Burgener giải thích rằng rất nhiều người tham gia vào chuỗi hàng hóa. “Vấn đề thực sự ở đây nằm ở chỗ hàng nghìn người có liên quan. Nó không thể bền vững”.

Gia đình Van Blerk sống ở Hangberg, cộng đồng ven biển nghèo nằm ở rìa Vịnh Hout, cách Cape Town chừng 20 km. Tại đây, việc đánh bắt trộm bào ngư và tôm hùm là kế sinh nhai hiếm có. 

Một cửa hàng bán bào ngư ở Hong Kong
Một cửa hàng bán bào ngư ở Hong Kong 

“Nó cũng là mối đe dọa với tôi vì họ giờ sẽ bắn chúng tôi”, em họ của Van Blerk nói. “Nhưng tôi có thể làm gì đây? Tôi mất đi anh họ, thật không may, nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp tục bởi nếu không, con của tôi sẽ bị đói”.

Khi Van Blerk biến mất, bạn gái anh đang mang thai và đã sinh ra một bé gái. Cô từng đợi anh trở về lúc bình mình và chuẩn bị sẵn cốc cà phê sáng thường ngày. Tuy nhiên, tới nay, cô chưa nghe thấy bất cứ tin tức gì về anh còn sống hay đã chết.

Hai thuyền viên đi cùng Van Blerk tối hôm đó nói rằng anh bị bắn trong một chiến dịch truy quét đánh bắt trộm. Con thuyền cũng lỗ chỗ vết đạn. Họ đã đệ đơn kiện chính quyền về tội giết người. Khaye Nkwanyana, người phát ngôn Cục Thủy sản, cho hay các cuộc điều tra đang được tiến hành, và lực lượng làm nhiệm vụ “chỉ nên bắn để tự vệ”.

Nhà hoạt động xã hội Roscoe Jacons, 32 tuổi, nhận định người dân địa phương coi săn bắn trộm như một trong số ít những cách thoát nghèo. “Nó không phải thứ mà người dân muốn làm, nhưng vì điều kiện kinh tế xã hội, đó là điều mà chúng ta buộc phải làm, nếu không chẳng lẽ phải đi ăn cướp? Đó là một thứ mà bạn phải tự thân gánh lấy rủi ro”, Jacobs nói, biện giải cho nạn đánh bắt trộm rằng “bảo tồn cũng cần phải cân nhắc đến người dân”.

“Chúng tôi sống nhờ vào tài nguyên trong hơn 300 năm qua và chúng tôi sẽ tiếp tục như vậy trong 300 năm tới”, ông nói. 

Công cuộc đánh bắt trái phép đẩy nhiều thợ lặn vào thế giới nguy hiểm của bạo lực băng đảng và các tổ chức tội phạm quốc tế.

Hồi tháng 9, cảnh sát Nam Phi bắt giữ một chiếc xe tải trên đường tới Botswana. Trên xe chở 10 kg bào ngư với tổng giá trị ước tính là 400.000 USD (9,3 tỷ đồng). Năm 2017, chính quyền Trung Quốc triệt phá ổ buôn lậu có âm mưu vận chuyển 115 triệu USD hải sản, trong đó có bào ngư, tại Quảng Châu.

Tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang “thèm khát” bào ngư. Tại Thượng Hải, một hóa đơn nhà hàng gần đây gây xôn xao với cái giá 14.700 USD (342,5 triệu đồng) cho một món bào ngư 8 người ăn.

“Bên trung gian bán hải sản cho người tiêu thụ Trung Quốc. Người trung gian mới kiếm được nhiều, chứ không phải những thợ lặn đánh bắt trộm”, một người biết về các thương vụ nói.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.