Cơn lốc… nhậu, tiền

(PLVN) - Ở Việt Nam, nhậu xuất hiện ở khắp các ngõ ngách, con phố trên khắp các tỉnh thành lớn nhỏ. Một ngày, đằng sau cơ thể khỏe mạnh là bạn đang chống chọi với thời gian của bản thân, khi họ mải miết nhậu và kiếm tiền… Và cuộc sống hiện đại, khi mà vì lợi nhuận, vì sống gấp, vì chút tiền ăn nhậu, con người trở nên độc ác với đồng loại…

Cuộc tháo chạy của một “xác sống”

Văn hóa ăn nhậu vốn chẳng cầu kì, vài ba cốc bia hơi cũng gọi là nhậu, làm dăm hớp rượu cũng gọi là nhậu, nhậu có mồi, nhậu không mồi, nhậu vui vẻ, nhậu bàn công chuyện… nhậu tại quán, nhậu tại nhà. Ở bất cứ đâu, chỉ cần nâng cao cốc bia hơi, hô to hào sảng: “hai , ba, dô…, hai, ba, uống…”, tự khắc tinh thần phấn chấn đến lạ kì, mọi nỗi lo toan đều tan biến. Hẳn người ta yêu nhậu cũng chính bởi những lý do mộc mạc như thế.

Và điều quan trọng, biết nhậu là điều kiện để được kết nạp vào một nhóm người; không biết nhậu thì có nguy cơ bị cô lập, bị tẩy chay và không thể có cơ may để thăng tiến trong nghề nghiệp. Một số ý kiến, triết lý hơn, cho rằng một phần nguyên nhân của tình trạng nhậu nhẹt tràn lan là do nhu cầu khám phá con người thật trong một không gian sống thiếu sự trung thực, sự thẳng thắn, sòng phẳng trong quan hệ giao tiếp. Khi mà trong cuộc sống hằng ngày, con người ta thường không thật lòng với nhau. Do nhu cầu tìm kiếm lợi ích, người ta sẵn sàng đánh đổi, thậm chí chấp nhận che giấu tính cách thật của mình để đội lốt khác không phải bản thân mình…

Một bạn trẻ chia sẻ: "Công việc của tôi tại Nhật là một nhân viên ngân hàng. Ngày làm việc kéo dài từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều, thực tế, tôi luôn tất bật có mặt tại công ty trước 7 giờ và thường xuyên trở về nhà khi đồng hồ đã nhích sang con số 11 giờ đêm. Có hôm công việc chưa xử lý xong, tôi lại phải ôm chồng giấy tờ về nhà làm tiếp. Nghe thật khắc nghiệt, nhưng có lúc tôi nghĩ rằng tôi và những đồng nghiệp của mình đã bán mạng làm việc. Làm như điên. Làm như là nô lệ vậy.

Từ bỏ mức lương cao và làm việc đến kiệt sức, khi tôi trở về Việt Nam, dù là buổi trưa, hay xế chiều, tôi cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia, uống rượu. Cho tới một ngày, tôi tỉnh lại trong bệnh viện, hoàn toàn không nhớ chuyện gì xảy ra trước đó, tại sao tôi lại vào đây. Vào viện cấp cứu, họ báo tôi bị chảy máu dạ dày và nếu chậm chút nữa, tôi đã không còn giữ được mạng sống."

Một bạn trẻ khác, để hoàn thành bài tốt nghiệp, cậu ấy đã vẽ thiết kế liên tục không ngừng nghỉ suốt 2 tuần liền. Cậu ấy vừa vẽ, vừa ăn đồ ăn nhanh và gần như thức trắng để hoàn thành kịp bài. Sau khi hoàn thành xong cậu lên giường ngủ rồi ra đi như thể mình đã hoàn thành việc ở thế gian này vậy. Cậu ấy mới chỉ 22 tuổi, tương lai phía trước còn đang đón chờ. Vậy mà, cậu ấy lại vội vã rời khỏi thế gian này. Chúng ta vẫn nghĩ, cái chết ở rất xa chúng ta cho đến khi chúng ta nhận ra rằng, nó thật sự gần hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.

Người hiện đại họ tự cho rằng bản thân đủ khỏe mạnh để có thể chịu đựng được áp lực trong cuộc sống. Thực tế, mọi người thường bướng bỉnh, kiêu ngạo và cho rằng bản thân còn khỏe, còn trẻ. Bạn tưởng rằng bạn sẽ sống đến 70 - 80 tuổi rồi hài lòng với nó mà không nhận ra rằng nếu đánh đổi thanh xuân vì tiền bạc, sử dụng cơ thể để đổi lấy tiền trước năm 30 tuổi thì chỉ sợ bạn chẳng sống nổi đến tuổi 40 để thỏa mãn những thứ mình muốn.

Bạn chăm chỉ kiếm tiền, lao động vất vả để có được số tiền đó, tiết kiệm được một khoản tiền lớn đáng tự hào. Nhưng bạn không biết căn phòng bệnh viện có thể nhanh chóng rút hết toàn bộ số tiền của bạn có, thậm chí rút hết cả tiền tiết kiệm của gia đình mình. Đành rằng, con người ai cũng có tham vọng, danh vọng, tiền bạc, địa vị luôn được đặt ở trên. Cuối cùng, cơ thể là thứ xứng đáng được xếp đầu lại nằm ở vị trí cuối. Tiền kiếm được nhiều tiêu nhiều, ít tiêu ít, hết có thể kiếm thêm. Còn một khi cơ thể bị tê liệt thì những gì bạn nghĩ ấy bạn chỉ có thể nói chứ không thể làm.

Chưa kể, Việt Nam được dự đoán là nước có số ca ung thư tăng nhanh nhất thế giới, mà nguyên nhân chính là các loại hóa chất độc hại dùng để tẩm ướp tồn dư trong thực phẩm. Cuộc sống hiện đại bên cạnh những văn minh cũng bộc lộ những mặt trái của nó, điển hình là việc vì lợi nhuận, con người trở nên độc ác với đồng loại.

Chúng ta, ai nấy đều sẵn sàng sử dụng cơ thể, sức khỏe của bản thân để đổi lấy tiền và mọi thứ mà mình muốn. Nhưng nửa sau cuộc đời, mới thật sự khiến bạn nhận ra, dùng cơ thể để đổi lấy tiền không sớm thì muộn bạn cũng lại phải sử dụng tiền bạc để đổi lấy cơ thể khỏe mạnh.

Và sống ảo, “làm thật”

Họ thường bắt đầu một ngày từ ở hàng quà sáng thí dụ như hàng phở và sau đó là một chầu cà phê, cũng chính từ đây là lúc người ta phải nghĩ đến tiền. Khác hẳn với ở mọi chỗ khác trên thế giới là người ta đến nhà máy công xưởng để lao động, mỗi người sẽ làm ra một sản phẩm cho xã hội và cuộc đời thì ngược lại ở đây họ bắt đầu bằng những cuộc hẹn hò gặp gỡ, ủ mưu...

Không ai bảo ai và mỗi người rút ra một cái điện thoại, rất nhiều người có hai cái thậm trí vài cái điện thoại, họ nhắn tin và kết nối, cũng chính từ đây bắt đầu những phi vụ buôn bán “lừa miếng” nhau. Những cuộc “hẹn hò” ngoạn mục, họ kiếm tiền trên lưng nhau, và những cuộc làm ăn được thua, dở khóc dở cười với nhau bắt đầu diễn ra...

Cứ như vậy cho đến tầm trưa và tiếp theo là những cuộc nhậu nhẹt ở quán bia, họ thi nhau ăn nhậu đàn ông đàn bà, già trẻ trai gái tất cả là “dô” là uống, là ăn cho đến khi ngà ngà say sỉn cho đến tận chiều tối...

Không những thế, cuộc sống ngày nay, con người đang vô thức trong sống ảo và nghiện công nghệ. Nhiều người, mở mắt ra chưa kịp đánh răng rửa mặt đã cầm điện thoại bấm bấm gạt gạt. Đến bữa ăn cũng vậy cứ như thế cho đến khi đi ngủ vẫn cái điện thoại trong tay. Nó gần như là vật bất ly thân, ngay cả lúc ngồi xem vô tuyến và lúc ra đường nó cũng không thể thiếu được lúc nào cũng kè kè ở trong túi, cũng như khi với bạn bè, kể cả khi nó hết sạch cả pin người ta vẫn không để cho nó yên, cắm sạc pin, dây rợ còn loằng ngoằng nhưng vẫn tiếp tục chát chít bấm gạt…

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bày tỏ, dường như cái ác, cái lưu manh trong xã hội đã hết thuốc chữa? Khi mà công an bị nhóm choai choai vác dao đuổi chém. Liên tục nhiều tài xế xe ôm bị giết để cướp xe, trong đó có những đứa choai choai giết người cướp xe vì cô bồ tuổi teen thích xe. Choai choai tiếp tục gây ra nhiều vụ cướp, giết và những khu phố lao động không ngớt tiếng karaoke làm phiền hàng xóm và chửi thề khi bị nhắc nhở. 

Hôm nay, lại một tài xế bị giết chết. Không biết lần thứ bao nhiêu, những người nghèo chạy xe ôm, trong đó không ít những tài xế xe công nghệ, đã phải mất mạng chỉ vì những kẻ bất lương. Sự nỗ lực sống tốt và thu nhập bằng lao động ấy, đôi khi phải đánh đổi bằng cả mạng sống, khi mà những kẻ ác thú không ít trong xã hội này luôn chờ cơ hội để ra tay.

Công an thực nghiệm lại hiện trường vụ nam sinh chạy Grab bị giết hại, cướp xe Exciter. (Ảnh minh họa)
Công an thực nghiệm lại hiện trường vụ nam sinh chạy Grab bị giết hại, cướp xe  Exciter. (Ảnh minh họa)

Ừ, người lao động chân chính, có thể phải chấp nhận cả những hiểm nguy tính mạng, để có thêm tiền trang trải cuộc sống. Còn những kẻ ác thú kia, thì sẵn sàng tước đi tính mạng của người khác, để có tiền ăn chơi. Biết rằng không thể bổ óc những kẻ xấu để nhét sự tử tế vào ngoài việc một ngày nào đó, một mũi thuốc độc của án tử sẽ loại chúng ra khỏi xã hội, nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận lại, tại sao cái xã hội này, lưu manh hoá ngày một nhiều như vậy?

Biết rằng lưu manh xã hội nào cũng có. Ta có cướp, Mỹ, Pháp cũng có thể cướp nhiều hơn ta. Nhưng chỉ vì để có tiền vài triệu đồng để chơi game, để nhậu nhẹt, để hát hò, hoặc chiều theo ý thích của một cô bồ chưa trưởng thành, mà cướp đi tính mạng của con người.

Và nạn nhân là bất cứ ai trong xã hội. Mới đây thôi, Biên Hoà hốt cả nhóm thanh niên bầy đàn như vậy, trong đó có những vị thành niên mới 16 tuổi, cầm dao rượt chém cả công an. Vậy thì mạng sống của những người lao động hiền lành với chúng đâu còn ý nghĩa gì? Cái ác xuất hiện ngày một nhiều hơn và tập trung nhiều ở lớp thanh niên choai choai như thế. Có thuốc nào chữa không? Hay cứ phải những mạng sống như các bạn tài xế xe ôm phải ngã xuống và thuốc chữa chúng là mũi thuốc độc tử hình?

Để những người chân chính phải gục xuống, để cái ác vẫn cứ rình rập, thì xã hội bất an vô cùng. Bởi thế, nhiều lời khuyên được đưa ra với các tài xế thời công nghệ: Khi thấy khách có dấu hiệu khả nghi, đặc biệt khách nhìn mặt thấy thiếu lương thiện, lại đi xe về những đường vắng và xa, từ chối ngay lập tức. Thông thường những kẻ đi xa, một là đã ăn chơi trác táng không còn phương tiện, rất dễ sinh ra giết người cướp của. Đi làm kiếm thêm không sai, thậm chí rất đáng quý, nhưng hãy nghĩ đến sự an toàn của mình hơn hết. Và cuộc sống của mình còn là cuộc sống của bao người thân nữa…

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.