Con đường xuất khẩu sẽ khốc liệt với thép Việt Nam?

Thép Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu
Thép Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu
(PLO) - Để bảo vệ ngành thép nội địa, hiện nhiều nước đã áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Vì vậy cùng một lúc, thép Việt Nam phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra từ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada đến các nước Đông Nam Á. Mới đây, Cục Ngoại thương Thái Lan đã quyết định tiến hành điều tra về sản phẩm ống, ống dẫn bằng sắt, thép có xuất xứ từ Việt Nam. Điều này khiến cho ngành Thép Việt Nam “đã khó càng thêm khó”…

Thách thức lớn 

Hiện nay xu hướng các nước trên thế giới đang gia tăng các biện pháp nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Do đó, các cuộc tiến hành điều tra để áp dụng các biện pháp PVTM thường xuyên diễn ra, đặc biệt với các mặt hàng thép. Theo một cán bộ của VCCI, thép thường xuyên bị khởi xướng điều tra là do mặt hàng này mang lại nhiều lợi nhuận và dư địa để phát triển ngành Thép Việt Nam còn khá lớn. 

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục PVTM cho biết, trên thế giới có hơn 1.500 các vụ việc PVTM trong đó ngành Thép chiếm hơn 30% trong tổng số các vụ việc. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, thép trên thế giới thường xuyên là đối tượng của các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp PVTM với mức thuế suất áp dụng rất cao. 

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu (XK) thép của Việt Nam đứng trước những thách thức lớn khi các nước nhập khẩu (NK) liên tục điều tra và áp dụng biện pháp PVTM đối với thép Việt Nam. Hai trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là do thế giới đang trong tình trạng dư thừa công suất sản xuất thép và Mỹ đã quyết định áp dụng mức thuế suất 25% cho NK thép với lý do bảo đảm an ninh quốc gia.

Nhiều chuyên gia dự báo, với mức thuế suất mà Mỹ đã áp dụng sẽ dẫn đến một cuộc “tháo chạy” trên toàn cầu. Bởi hiện nay, Mỹ là nước NK thép lớn nhất thế giới với kim ngạch NK vào khoảng 30 tỷ USD mỗi năm. Không thể XK vào Mỹ, do thuế cao, các nước sẽ tìm cách “đẩy” hàng sang các nước khác. Điều này khiến cho nhiều quốc gia phải đối phó bằng cách sử dụng các công cụ PVTM để có thể “chặn đứng” lượng thép đang ế khi không thể vào Mỹ. 

Mới đây, Cục Ngoại thương Thái Lan đã bắt đầu vụ việc điều tra chống bán phá giá đối một số sản phẩm ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc NK từ Việt Nam. Theo đại diện Cục PVTM, nguyên đơn Thái Lan cáo buộc rằng sản phẩm bị điều tra nói trên đang gia tăng về số lượng và đang bị bán phá giá tại thị trường Thái Lan gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.

Thông tin mới nhất từ Cục PVTM cũng cho biết, trong khuôn khổ sự việc Canada điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ống thép hàn cacbon NK từ một số nước, trong đó có Việt Nam, để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), Cục PVTM đã phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thành và gửi bản trả lời bản câu hỏi dành cho Chính phủ Việt Nam về vấn đề tình hình thị trường đặc biệt tới cơ quan điều tra Canada đúng thời hạn quy định. Được biết, Canada muốn xác định liệu Chính phủ Việt Nam có can thiệp vào hoạt động của ngành Thép (bao gồm các sản phẩm ống thép) hay không.

Trong trường hợp xác định ngành ống thép Việt Nam không hoạt động theo các điều kiện thị trường, Canada sẽ sử dụng giá trị thay thế để tính toán và thường đẩy biên độ phá giá lên khá cao, gây khó khăn cho các DNXK của Việt Nam. Dự kiến ngày 18/10/2018, Canada sẽ ban hành quyết định sơ bộ trong vụ việc này. 

Thị trường xuất khẩu sẽ cạnh tranh khốc liệt

Ông Chu Đức Khải, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước sản xuất thép thô lớn thứ 24 trên thế giới vào năm 2015, năm 2016 đứng thứ 19, năm 2017 đứng thứ 18 (sản xuất được 11,5 triệu tấn). Về thị phần sản xuất thép thô, Trung Quốc là nước sản xuất gần 50% lượng thép thô toàn cầu. Ông Khải cũng cho biết, Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi công nghiệp vật liệu phát triển, trong đó có vật liệu kim loại. Chỉ số thép/người của Việt Nam mới chỉ đạt 240kg/người, được xếp ở mức trung bình của thế giới. Trong khi đó, Thái Lan là 285 kg/người, Malaysia 325kg/người, Singapore 506 kg/người, do vậy ngành Thép sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Tuy nhiên, cũng như đa số các nước đang phải đối mặt với những rủi ro về thị trường khi Mỹ áp mức thuế suất NK cao, thép Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề tìm kiếm thị trường khi không thể xuất hàng vào Mỹ. Theo ông Khải, dù Việt Nam chỉ XK thép xây dựng dân dụng và chỉ chiếm 1,6% trong tổng lượng thép NK của Mỹ; không thể ảnh hướng tới an ninh nước Mỹ nhưng vẫn phải chịu chung số phận và chấp nhận sẽ phải đối mặt với rất nhiều cạnh tranh khi các nước đồng loạt tìm hướng XK mới. 

Điều này đặt các DN thép Việt Nam vào thế rất khó khăn trong việc tìm kiếm các thị trường mới, cùng lúc phải giữ vững thị trường XK và tìm các giải pháp đối mặt với các vụ kiện PVTM đang dồn dập đến với thép Việt Nam, từ việc chống bán phá giá đến điều tra chống lẩn tránh thuế. 

Đại diện Cục PVTM đã đưa ra khuyến nghị với DN, để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện PVTM, các DN cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật PVTM. Bên cạnh đó, DN nên thường xuyên có hoạt động trao đổi thông tin với hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nắm bắt được những thông tin cảnh báo sớm về khả năng bị khởi kiện tại thị trường XK, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh bị khởi kiện.

Một số mặt hàng thép có nguy cơ bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sau ngày 3/2/2019

Thông tin từ Cục PVTM cho biết, ngày 26/3 vừa qua, Ủy ban Châu Âu (EC) đã quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với 28 nhóm sản phẩm thép NK do lo ngại sự gia tăng NK có thể gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước.

Trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ, EC đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 23/28 nhóm sản phẩm thép NK bị điều tra. Mỗi nhóm sản phẩm có một mức hạn ngạch riêng, được tính toán trên cơ sở trung bình cộng của tổng lượng XK của các nước vào EU trong 3 năm gần nhất (2015-2017). Hạn ngạch được cấp theo hình thức “trừ lùi” cho đến khi hết hạn ngạch, không phân bổ trên cơ sở tình hình XK của từng quốc gia. Thuế suất trong hạn ngạch bằng với thuế suất MFN hiện hành, khối lượng NK vượt hạn ngạch sẽ phải chịu thêm thuế suất NK bổ sung là 25%. Biện pháp tự vệ tạm thời có thời hạn hiệu lực trong 200 ngày (từ 19/7/2018 đến 3/2/2019). Sau đó, trên cơ sở kết quả điều tra cuối cùng, EC sẽ quyết định có áp dụng biện pháp tự vệ chính thức hay không.

Căn cứ quy định của Điều 9.1 Hiệp định Tự vệ WTO về việc loại trừ các nước đang phát triển ra khỏi biện pháp nếu có thị phần NK không đáng kể (dưới 3%), Việt Nam chỉ bị áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với 3/23 nhóm sản phẩm bao gồm: (1) thép cán nguội hợp kim và không hợp kim; (2) thép tấm mạ kim loại; (3) thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh. Đối với 20 nhóm sản phẩm còn lại, tạm thời các sản phẩm NK từ Việt Nam vào EU được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp (không bị áp dụng hạn ngạch và không phải chịu thuế suất vượt hạn ngạch bổ sung 25%).

Tuy nhiên, nếu trong thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, NK các sản phẩm này từ Việt Nam tăng vượt mức 3%, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ không được loại trừ khi EC quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức (sau ngày 3/2/2019).

Để theo dõi khả năng XK vượt ngưỡng 3% và có nguy cơ bị EU áp dụng biện pháp tự vệ chính thức, Cục PVTM cho biết, hàng tháng Cục sẽ công bố số liệu XK sang EU nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam và các cơ quan chức năng theo dõi tình hình XK các nhóm sản phẩm thép sang EU và có biện pháp kiềm chế phù hợp.

Căn cứ số liệu xuất NK của EU mới cập nhật đến tháng 7/2018, mặt hàng thép tấm mạ/tráng vật liệu khác (sơn, quét véc ni, phủ plastic), thép tấm dẫn điện (trừ thép tấm dẫn điện có định hướng) và thép tấm mạ/tráng thiếc, crôm thuộc nhóm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức sau ngày 3/2/2019 nếu vẫn tiếp tục tăng trưởng XK mạnh trong những tháng tới.

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.