Con dấu doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định

Con dấu doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định
(PLVN) - Con dấu doanh nghiệp (DN) đã trải qua một “cuộc cách mạng” từ chỗ bắt buộc đến trao dần quyền quyết định cho DN sau các lần sửa đổi Luật DN. Tại lần sửa đổi này, nhà làm luật đã tiến đến một buớc xa hơn: Bỏ hẳn thủ tục DN thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD).

Điều 44 Dự thảo Luật DN (sửa đổi) quy định: “DN có quyền quyết định có hoặc không có con dấu; Quyết định số lượng, hình thức và nội dung của con dấu DN, dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của DN. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do công ty, đơn vị khác của DN ban hành”.

Như vậy, so với quy định hiện hành (Luật DN 2014) thủ tục thông báo mẫu dấu đến cơ quan ĐKKD để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN đã không còn. 

Xung quanh nội dung này, đang có hai nhóm ý kiến góp ý khác nhau. Nhóm ý kiến đồng tình với quy định con dấu trong Dự thảo Luật cho rằng cần trao quyền cho DN tự quyết định xem có hay không việc sử dụng con dấu; bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu là giảm chi phí cho DN, cần sử dụng chữ ký điện tử thay cho con dấu.

Nhóm ý kiến thứ hai đề nghị duy trì quy định con dấu như quy định hiện hành để phù hợp với đặc điểm tình hình của nước ta; không nên bỏ dấu vì đây là phương tiện để giao dịch, đề nghị cân nhắc để tránh phát sinh bất tiện và ràng buộc pháp lý cho DN.

Tại Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật DN (sửa đổi) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức mới đây, trong khi có ý kiến đồng tình và cho rằng cần cắt giảm sâu hơn nữa các thủ tục hành chính cho DN thì vẫn có ý kiến tỏ ra băn khoăn với những quy định mới.

Ông Trần Thanh Chương, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái cho rằng DN phải có con dấu để thể hiện pháp nhân. Luật sư Nguyễn Đăng Quang cũng đề nghị để lại quy định về con dấu như hiện nay vì thực tế cũng không vướng mắc gì, tuy có tăng chi phí của DN nhưng so với chi phí DN bỏ ra thì “không vấn đề gì”.

“Có một sự hiểu lầm khá phổ biến là Dự thảo bỏ con dấu của DN. Dự thảo Luật chỉ bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu cho cơ quan ĐKKD. Sửa đổi này không phải là bãi bỏ hoàn toàn việc sử dụng dấu của DN mà chỉ khẳng định quyền tự quyết của DN trong việc có hoặc không có con dấu, quyết định sử dụng con dấu hay sử dụng phương tiện điện tử khác thay thế, chẳng hạn chữ ký điện tử”, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh. 

Ông Hiếu cũng cho rằng, con dấu bây giờ đã khác trước, nhất là trong bối cảnh CMCN 4.0. Nếu như trước đây con dấu là căn cứ xác nhận tính pháp lý thì giờ đây nó là biểu tượng của DN và thực tế đã có những vụ tranh chấp về con dấu rất phức tạp, kéo dài. “Ban soạn thảo nhận thấy thủ tục công bố con dấu không cần thiết, Nhà nước không nhất thiết can thiệp”, ông Hiếu nói.

Nhiều ý kiến cũng đồng tình khi cho rằng bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu không chỉ có ý nghĩa trong việc cắt giảm chi phí không cần thiết, mà còn giúp DN ý thức rõ ràng hơn trong việc sử dụng con dấu, gia tăng độ an toàn trong giao dịch kinh doanh.

Cùng với Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), Dự án Luật DN (sửa đổi) vừa được Kỳ họp Quốc hội thứ 8 cho ý kiến. Theo kế hoạch, hai Dự Luật này sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tới, vào giữa năm 2020.

Tin cùng chuyên mục

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Đọc thêm

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) trả lời một số phản ánh của cư dân chung cư Thảo Điền Pearl

Chung cư Thảo Điền Pearl. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 750/UBND của UBND phường Thảo Điền (Thủ Đức, TP HCM) đề ngày 18/10/2024 trả lời một số vấn đề xảy ra tại chung cư Thảo Điền Pearl (số 12 đường Quốc Hương; do Cty CP Địa ốc và Xây dựng SSG2 làm chủ đầu tư (CĐT)). Tại chung cư này, thời gian qua giữa Cty SSG2, Ban quản trị tòa nhà (BQT) và cư dân đã phát sinh một số bất đồng, mâu thuẫn cần giải quyết.

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn

Dự án 307 tỷ đồng xây xong rồi “nằm chờ” giấy phép môi trường ở Quảng Nam: “Bác” đề nghị gia hạn
(PLVN) - Theo Bộ KH&ĐT, việc UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành (dự án vốn vay ODA) đến năm 2025 là không có cơ sở. Tỉnh cần làm rõ nguyên nhân không hoàn thành đúng tiến độ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phối hợp thực hiện.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.