Con dâu bỏ đi, nhà chồng có được đòi lại của hồi môn?

Hình chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Hình chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
(PLVN) - Làm vợ chưa được bao lâu, con dâu đột nhiên mất tích mang theo toàn bộ tư trang, của hồi môn. Người thì nói đòi lại được của hồi môn từ nhà vợ, người thì bảo không đòi lại được? Quan điểm của chuyên gia pháp luật về vấn đề này như thế nào?

Thông qua người quen giới thiệu, H đồng ý theo M về làm dâu nhà ông N (huyện An Minh, tỉnh  Kiên Giang). Trong ngày hôn lễ, trước bàn thờ tổ tiên và quan viên hai họ, M trao nhẫn cưới cho vợ, đồng thời ông bà N cũng cho con dâu đồ trang sức trị giá một cây vàng 24k. Khoảng một tháng sau ngày cưới, H mang theo toàn bộ tư trang cá nhân bỏ nhà đi đâu không cho ai biết. 

Quá sốc trước cảnh vợ mình mất tích, M cất công tìm kiếm, dò la tin tức nhưng đều không được tin tức gì. Về phía ông bà N, vừa xót con vừa xót của, vừa phải chịu đựng sự đàm tiếu, khích bác của miệng đời dư luận nên đệ đơn đến Tổ hòa giải ở địa phương đòi thông gia phải trả lại của hồi môn một cây vàng 24k, đại ý là con dâu đã “trộm cắp” tình, tiền nhà mình. 

Ở một xã khác trên địa bàn, Tổ hòa giải nhận được một yêu cầu đòi của hồi môn cũng tương tự. V và K đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, hai bên được gia đình cưới hỏi đàng hoàng,V về làm vợ K như bao lứa đôi khác. Bất ngờ khoảng một tháng sau, K xin ly hôn và tiết lộ lý do: “Mang tiếng là ngủ chung giường nhưng tôi chưa một lần được làm chồng. Tôi đã tìm đủ mọi cách, từ năn nỉ đến dọa nạt… đều bị cự tuyệt”.  

Ths. Bùi Đức Độ - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang - chia sẻ quan điểm giải quyết hai trường hợp trên như sau: Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định về “hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận” (Điều 457). Vàng, đồ trang sức là động sản nên hợp đồng tặng cho tài sản giữa chồng cho vợ, cha mẹ chồng cho con dâu có hiệu lực kể từ thời điểm vợ/con dâu nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Trong các trường hợp thỏa thuận khác, có quan điểm cho rằng của hồi môn trong hôn lễ được xem như “hợp đồng hôn nhân có điều kiện”, tuy không ai nói ra nhưng ai cũng hiểu cho của hồi môn là thủ tục để trở thành con dâu trong nhà. Áp dụng Điều 462 BLDS về tặng cho tài sản có điều kiện, việc cho vợ/con dâu tài sản không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, bên tặng cho (chồng/cha mẹ chồng...) yêu cầu vợ/con dâu thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho là làm vợ/dâu trong gia đình. Trường hợp sau khi nhận của hồi môn, con dâu không về làm vợ hoặc làm vợ không đúng nghĩa như V (vợ của K) thì chồng/cha mẹ chồng có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

Tuy nhiên, ông Độ lại không đồng tình với quan điểm “hợp đồng hôn nhân có điều kiện”, vì cho rằng hôn nhân là vấn đề tự nguyện gắn liền với nhân thân, quyền về nhân thân không phải là đối tượng đem ra mặc cả mua bán. “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 385 BLDS). Tặng tài sản cho vợ/con dâu xuất phát từ tấm lòng, từ tình cảm mà không có bất kỳ sự giao ước nào yêu cầu vợ/con dâu phải đền bù. 

Quan điểm không thể đòi lại của hồi môn còn được củng cố bởi Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014 quy định cấm “Yêu sách của cải trong kết hôn” (Điểm đ Khoản 2 Điều 5).  Khoản 12 Điều 3 xác định: “Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ”. Của hồi môn bao gồm tiền, vàng, đồ trang sức của vợ được tặng cho trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản riêng của vợ (Điều 43), trừ khi cha mẹ tuyên bố “cho vợ chồng con” hoặc vợ chồng thỏa thuận nhập của hồi môn này vào tài sản chung của vợ chồng (Điều 46 Luật HN&GĐ). 

Từ những vấn đề trên, cả hai trường hợp đều không thể đòi vợ/con dâu trả lại của hồi môn được, đối với thông gia thì lại càng không thể được. Có chăng, chồng có thể được chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận, ngược lại không thỏa thuận thì sẽ không áp dụng. Với riêng trường hợp của vợ chồng K, tổ hòa giải nên hòa giải kín, nếu nguyên nhân khuyếm khuyết từ V thì có thể nhờ đến bác sĩ khắc phục.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.