Con chết tức tưởi vì “giờ vàng” của mẹ

Con chết tức tưởi vì “giờ vàng” của mẹ
(PLO) - Ngày nay, không ít các cặp vợ chồng chọn phương pháp sinh mổ bởi họ nghĩ rằng điều đó giúp họ lựa chọn được ngày sinh, tháng sinh, giờ sinh,… để con được hợp với bố mẹ, hay khi con chào đời thì điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với cả gia đình. Và chính trào lưu chọn ngày đẹp, “giờ vàng” sinh con này cũng vô tình góp phần làm cho tai biến sản khoa trong mổ đẻ tăng cao.

Tốt chưa thấy nhưng nguy hiểm luôn cận kề

Không ít ông bố, bà mẹ coi việc chọn năm sinh, ngày sinh, giờ sinh con với đủ thứ lý do như một quy định bắt buộc hay một thứ mốt thời thượng. Nhiều người có tâm lý phải chọn sinh giờ đẹp vì tin rằng con sinh ra đúng vào “giờ vàng” sẽ học giỏi, thành tài. Do đó, nhiều năm gần đâu, cơn sốt “sinh ép” rộ lên ở nhiều nơi, trở thành đề tài được nhiều thai phụ tìm hiểu, bàn luận.

Tuy nhiên, trên thực tế việc sinh con chọn giờ tốt như thế nào thì chưa ai kiểm chứng được nhưng đã có không ít bà mẹ, thai nhi gặp tai biến vì chạy theo “giờ vàng”. Bởi việc can thiệp để sinh con theo ngày, giờ đã chọn là trái với mong muốn “mẹ tròn con vuông”, ẩn chứa rất nhiều rủi ro mà các cha mẹ khó có thể lường trước được.

Điều đầu tiên, dễ nhận thấy nhất đó là việc các gia đình đua nhau chọn một khung giờ mà với họ là đẹp để mổ sinh sẽ gây ra tình trạng quá tải phòng mổ. Khi quá tải sẽ tạo áp lực cho bác sĩ và các nhân viên y tế, dễ gây tai biến sản khoa, từ đó nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Theo các bác sĩ sản khoa, một đứa trẻ sinh ra đủ ngày, đủ tháng theo đúng tự nhiên sẽ được hưởng rất nhiều lợi thế ngay từ lúc mới lọt lòng. Việc can thiệp thai nhi sớm chắc chắn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai cũng như sự phát triển của đứa trẻ sau này.

Mới cách đây vài ngày, một câu chuyện đau lòng: sản phụ 40 tuần thai bị mất con ngay trong bụng vì muốn trì hoãn mổ để chờ đến ngày, giờ đẹp cho con chào đời.

Sản phụ nhập viện ở Bệnh viện Tâm Phúc (Hải Phòng) mang bầu 39 - 40 tuần, thai 4 kg và bị tiểu đường thai kì. Mặc dù bác sĩ yêu cầu mổ từ tuần trước nhưng vì muốn chọn ngày, chọn giờ đẹp nên gia đình không đồng ý mổ ngay, chỉ nhập viện theo dõi. Tuy nhiên, sản phụ mới nằm theo dõi được 1 ngày, đến chiều đã không giữ được thai, tim thai ngừng đập do bị dây nhau thắt nút.

Sinh con theo “giờ vàng” là trái với tự nhiên

Việc “sinh ép”, bắt trẻ chào đời không theo đường tự nhiên cũng tăng nguy cơ mắc bệnh, thậm chí gây tử vong ở trẻ, có thể khiến trẻ mắc các bệnh lý ở trẻ sơ sinh, đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài, tốn kém. Nguy hiểm hơn, khi sinh mổ, sản phụ còn có thể gặp tai biến khi gây tê, gây mê, thậm chí tử vong do sốc ngay trước khi mổ. Chưa kể tới những biến chứng cho người mẹ trong lần mang thai sau đó bởi khi đó thai phụ có thể gặp nguy cơ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung ở mẹ, nhau thai bám vào vết mổ cũ,... Đặc biệt đối với lần sinh con sau, sản phụ hầu như đều phải mổ, quá trình mang thai sau đó cũng phải theo dõi sát sao, căng thẳng hơn.

Cùng với đó, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, nếu sức khỏe của cả mẹ và thai nhi bình thường, tốt nhất các sản phụ nên sinh tự nhiên để cả mẹ và con được hưởng nhiều lợi ích hơn. Trong trường hợp bắt buộc phải sinh mổ thì các bác sĩ cũng chờ đến khi có dấu hiệu chuyển dạ mới thực hiện để hạn chế được những tai biến.

Nói rõ hơn về vấn đề này, bác sĩ Đặng Trần Chiến – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ - Hà Nội chia sẻ: “Khi đã có chỉ định của bác sĩ thì các gia đình không nên trì hoãn thời gian mổ mà cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình mổ sinh con có thể gặp những tai biến như: chảy máu, nhiễm khuẩn, dính ruột,... đối với những lần sinh tiếp theo về sau, sản phụ sẽ gặp phải những khó khăn hơn, phải tiếp tục mổ đẻ sinh con hoặc quá trình mang thai có thể bị nứt vết mổ cũ trước đó,... Đối với các bà mẹ trong quá trình mang thai nên đi khám thai đều đặn, quản lý thai chu đáo để tránh xảy ra những tai biến”.

Do đó, trước thực trạng lạm dụng chọn giờ sinh và câu chuyện tai biến sản khoa xảy ra ngày một nhiều, không ít người đặt vấn đề với những bất lợi trước mắt và những mối nguy hiểm cho cả mẹ và bé như những trường hợp đã từng xảy ra trong thời gian qua thì liệu việc chọn giờ tốt, “giờ vàng” để sinh con theo cách trái tự nhiên có thực sự là giải pháp phù hợp hay không? Qua đó, các bác sĩ cũng đưa ra cảnh báo, mỗi cha mẹ muốn chọn sinh như thế nào với ngày giờ đẹp, xấu ra sao thì luôn phải đặt sự an toàn của mẹ và thai nhi lên hàng đầu. Đồng thời, nếu lựa chọn nơi sinh, gia đình cần phải chọn nơi sinh có dịch vụ tốt, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao để hạn chế phần nào được những rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình “vượt cạn” của mỗi thai phụ.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.