Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân

Dù trời đã ngớt mưa, tuy nhiên tình trạng ngập vẫn duy trì ở một số huyện ngoại thành Hà Nội.
Dù trời đã ngớt mưa, tuy nhiên tình trạng ngập vẫn duy trì ở một số huyện ngoại thành Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Còn hơn 1.000 hộ dân đang ở trong vùng lũ Chương Mỹ, do đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu huyện phải tính toán kỹ và tiếp tục sơ tán để đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân. Trường hợp không vận động được có thể tiến hành cưỡng chế...

Chiều 29/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đi thăm, động viên và kiểm tra công tác phòng chống thiên tai, khắc phục ảnh hưởng Bão số 2 và mưa lũ trên địa bàn huyện Chương Mỹ và Quốc Oai.

Huyện Chương Mỹ có 2 vai đập bị vỡ ở xã Nam Phương Tiến và Tân Tiến; hư hỏng 601m kênh (tại xã Hồng Phong, Phú Nghĩa, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến); hư hỏng 103 cầu, cống, đập nhỏ. Toàn huyện có 4.805m đê bị ngập nước (0,2 - 90cm) thuộc địa bàn 11 xã...

Thống kê sơ bộ thiệt hại trên địa bàn huyện Chương Mỹ do ảnh hưởng bão số 2 đến 7h ngày 29/7 ước khoảng 92 tỷ đồng.

Các lãnh đạo TP Hà Nội nghe báo cáo tình hình mưa lũ tại huyện Chương Mỹ.

Tại huyện Quốc Oai, tính đến 11h ngày 29/7, bị ngập 789 hecta diện tích cây nông nghiệp. Các tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu; đường tỉnh lộ 421B đoạn từ thôn Cấn Thượng đi Đông Yên ngập sâu 1m; tại cầu 72 II thuộc địa phận xã Cộng Hoà ngập sâu 0,5m. Ngày 24/7, tuyến đê hữu Đáy có 4 sự cố sạt trượt mái đê.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đánh giá cao tinh thần chủ động chống lũ lụt của lãnh đạo các huyện cũng như các lực lượng chức năng trên địa bàn. Lãnh đạo, các chiến sĩ, các đoàn thể, ban ngành địa phương đã huy động tốt phương châm “4 tại chỗ”, hạn chế tối đa thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài và các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội kiểm tra công tác chống lũ lụt tại huyện Quốc Oai

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý, còn hơn 1.000 hộ dân đang ở trong vùng lũ Chương Mỹ, do đó, huyện phải tính toán kỹ và tiếp tục sơ tán để đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân. “Nếu trường hợp không vận động được phải báo cáo các sở, ban, ngành để tiến hành cưỡng chế. Phải đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu”, bà Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh.

Đồng thời, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các huyện phân công lực lượng chức năng ứng trực 24/24h để xử lý kịp thời các sự cố do mưa lũ, không bị động trước các tình huống.

Chiều mai, 30/7, Thường trực Thành ủy sẽ họp với các ngành để có sự phối hợp, giúp các huyện khắc phục, giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 3

Tại thôn Trại Ro, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, lũ rút dần, nhưng nhiều khu vực vẫn trong tình cảnh sống chung với nước.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 4

Hàng trăm ha lúa, rau màu, cây trồng, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Quốc Oai bị ngập úng.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 5

Hơn 700 hecta cây nông nghiệp của người dân bị ngập.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 6

Người dân muốn di chuyển qua khu vực này, chỉ có cách duy nhất là đi bằng thuyền.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 7

Không ít khu vực trên địa bàn huyện Quốc Oai vẫn ngập sâu.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 8

Sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 9

Nước rút rất chậm.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 10

Hoa màu úng nước không thể khắc phục.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 11

Hơn 150 ngôi nhà bị ảnh hưởng ngập.

Còn cả nghìn hộ trong vùng lũ, Bí thư Hà Nội yêu cầu tiếp tục sơ tán dân  ảnh 12

Việc ngập úng kéo dài tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh.

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại

Vị trí áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đến sáng nay (18/9), áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại. Đến lúc 10h sáng nay, vị trí áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km.

Phóng sinh động vật hoang dã – thiện hay ác?

Tình trạng người dân mua bán rùa và các loài động vật hoang dã khác để phóng sinh vào khu vực ao, hồ, hay sông tại các đền, chùa vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh ENV
(PLVN) - Là chủ đề của phim ngắn truyền thông thứ 58 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) ra mắt. Phim đề cập đến một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay là thực trạng mua rùa (phần lớn có nguồn gốc từ tự nhiên) để phóng sinh.

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.