Cocobay Đà Nẵng: Chuyển condotel thành chung cư, lối thoát an toàn cho khách hàng và chủ đầu tư

Cocobay Đà Nẵng: Chuyển condotel thành chung cư, lối thoát an toàn cho khách hàng và chủ đầu tư
(PLVN) - Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng nỗ lực tìm lối thoát hợp lý để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng đã mua căn hộ condotel sau khi không thể thực hiện được việc chi trả thu nhập cam kết 12%/năm. Việc chuyển đổi căn hộ nghỉ dưỡng sang căn hộ chung cư (để ở) có phải là giải pháp tốt nhất lúc này?

Sau sự việc chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô thông báo với khách hàng về tình hình kinh doanh của dự án và việc chấm dứt thực hiện việc chi chả lợi nhuận cam kết 12%/năm đã đặt ra nhiều ý kiến được xung quanh vấn đề này. Trong đó, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực bất động sản đều cho rằng, mức lợi nhuận cam kết trên là quá cao và khó thực hiện trong thực tế.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc chủ đầu tư đưa ra mức lợi nhuận cam kết như vậy vốn là cách thức để thu hút vốn đầu tư, để bán hàng. Song, những ý kiến này là quá muộn với những khách hàng đã mua căn hộ. Nó chỉ giúp cho các nhà đầu tư cân nhắc khi đầu tư vào loại hình căn hộ condotel tương tự trong tương lai.

Giờ đây, việc chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng buộc phải dừng việc chi trả lợi nhuận cam kết đã đặt ra những vấn đề pháp lý cần phải làm rõ để xác định tương lai của hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với khách hàng. Và điều quan trọng nhất lúc này cần phải làm rõ là quyền lợi của những người mua nhà trong dự án sẽ được bảo vệ như thế nào?

Để giải quyết vấn đề này, trong thông báo gửi các khách hàng và trao đổi trực tiếp với nhà đầu tư căn hộ condotel tại hội nghị khách hàng, Công ty Thành Đô đã đưa ra 4 giải pháp để khách hàng lựa chọn nhằm giải quyết quyền lợi cho khách hàng và chuyển hướng “chiến lược” liên quan đến dự án Cocobay Đà Nẵng.

Theo đó, nhóm giải pháp được đưa lên hàng đầu là các căn hộ condotel sẽ được chuyển đổi sang căn hộ chung cư (nhà ở) để sử dụng cho mục đích ở (sinh hoạt) hoặc cho thuê, do khách hàng tự quản trị.

Để thực hiện giải pháp này, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh quy hoạch dự án và buộc phải có sự chấp thuận của UBND TP Đà Nẵng, còn khách mua căn hộ phải nộp thêm khoản phí đóng góp xây dựng hạ tầng khi chuyển đổi căn hộ nghỉ dưỡng (không để ở) sang căn hộ chung cư để ở.

Phối cảnh dự án Cocobay Đà Nẵng
 Phối cảnh dự án Cocobay Đà Nẵng

Việc làm khó nhất là thay đổi quy hoạch của dự án, chuyển đổi từ dự án kinh doanh dịch vụ du lịch sang căn hộ chung cư là việc làm khó khăn nhưng chủ đầu tư đã được UBND TP Đà Nẵng đồng ý. Đây cũng có thể coi là sự ủng hộ của chính quyền đối với doanh nghiệp để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Vấn đề còn lại là khách mua căn hộ đang lúng túng trước sự việc này. Có lẽ hầu hết khách hàng còn đang “choáng váng” với tình huống chủ đầu tư không tiếp tục trả lợi nhuận cam kết và những tính toán ban đầu khi mua căn hộ đã thay đổi hoàn toàn, điều này là dễ hiểu. Vấn đề mà hầu hết các khách hàng của dự án phải đối mặt là sẽ làm gì với khoản vốn đầu tư đã bỏ ra để mua căn hộ nghỉ dưỡng nhưng giờ không còn thực hiện được phương án kinh doanh này?

Đây là một câu hỏi không dễ trả lời lúc này. Song, chủ đầu tư dự án khẳng định, đến thời điểm này, khách hàng chưa thiệt hại gì và giải pháp mà công ty đưa ra là có tính khả khi để giải quyết vấn đề của khách hàng.

Theo Công ty Thành Đô, trước hết thì người mua nhà vẫn được đảm bảo về giá trị tài sản đã đầu tư do tài sản của các khách hàng mua nhà đã có hiện hữu, đã được chủ đầu tư thực hiện theo đúng pháp luật. Giá trị của tài sản đã chủ đầu tư đã đầu xây dựng hạ tầng, tiện ích, truyền thông và đặc biệt là tăng giá đất của Thành phố Đà Nẵng tại khu vực của dự án đã tăng so với khi ký hợp đồng.

Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà, chủ đầu tư đã đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/500 của dự án và điều chỉnh chức năng của căn hộ từ loại hình căn hộ nghỉ dưỡng sang căn hộ để ở. Như vậy, giá trị của căn hộ sẽ được bảo đảm ở giá trị sử dụng và căn hộ trở thành tài sản bình thường để giao dịch trên thị trường bất động sản để ở. Chủ nhà có thể cho thuê để hưởng lợi nhuận hoặc bán cho cư dân để thu hồi vốn.

Ngoài phương án này, Công ty Thành Đô còn đề xuất thêm phương án chuyển đổi thu nhập cam kết để sở hữu các sản phẩm bất động sản mà Công ty Thành Đô đang sở hữu trong dự án này và thực hiện phương án giao tài sản cho Công ty quản lý, kinh doanh với mức thu nhập cam kết 6%/năm, bằng một nửa so với cam kết trước đây nhưng được đánh giá là phù hợp với thị trường và có tính khả thi.

Nếu không thực hiện được 2 phương án trên, khách hàng và Công ty Thành Đô chỉ còn cách duy nhất còn lại là thanh lý hợp đồng và “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Công ty Thành Đô cam kết sẽ hoàn trả tiền cho khách hàng trong đến tháng 9/2020.

Khi các phương án mà chủ đầu tư đưa ra không được thực hiện, nguy cơ tranh chấp hợp đồng và rủi ro xảy ra đối với khách hàng cũng không nhỏ.

Ảnh Cocobay Đà Nẵng về đêm
Ảnh Cocobay Đà Nẵng về đêm

Theo Luật sư Nguyễn Văn Tú, Công ty luật TNHH Fanci, việc Công ty Thành Đô chủ động đề xuất các phương án sửa đổi hợp đồng là chuyện rất bình thường và bên còn lại của hợp đồng cần xem xét rất kỹ các phương án để có sự đàm phán, thỏa thuận hướng đi phù hợp nhất cho hợp đồng này. Trường hợp hai bên không chấp nhận quan điểm của nhau thì tòa án sẽ giải quyết tranh chấp. Song, việc đưa nhau ra tòa trong trường hợp này không phải là một giải pháp thông minh.

“Chủ đầu tư đã thừa nhận không thể thực hiện được việc trả thu nhập cam kết nghĩa là không chối bỏ trách nhiệm hay việc vi phạm hợp đồng. Song, lúc này quy kết trách nhiệm hay đổ lỗi vi phạm hợp đồng sẽ không giúp cho các bên tháo gỡ được khó khăn, do thực tế là việc kinh doanh không đạt tỷ lệ lợi nhuận như tính toán ban đầu.

Nếu khách hàng đòi lấy đủ 12% thu nhập cam kết, kể cả bằng việc khởi kiện ra tòa thì đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ lấy tiền trong túi của chủ đầu tư và càng gây khó cho việc tiếp tục thực hiện dự án và sẽ khiến cho hai bên càng thiệt hại”, Luật sư Nguyễn Văn Tú nhận định.

Đối với việc thực hiện phương án chuyển đổi căn hộ condotel sang căn hộ chung cư, Luật sư Lê Văn Kiên, ĐLS Hà Nội cho rằng đây cũng là nỗ lực của chủ đầu tư và những người mua căn hộ condotel cần phải xem xét kỹ, đặc biệt là tính toán phần giá trị thị trường của khoản đầu tư khi chuyển đổi để có những thỏa thuận phù hợp với chủ đầu tư.

“Việc chuyển đổi sang căn hộ để ở có thể khiến cho giá trị thương mại của căn hộ tốt hơn và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đã mua căn hộ, nhưng rõ ràng cả hai bên cần phải tính toán thật kỹ để điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp vì một dự án lớn như vậy không phải muốn chuyển đổi như thế nào cũng được chính quyền chấp nhận”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.