Cố tình sinh con tại nhà khiến trẻ tử vong: Sản phụ có thể bị phạt tù từ 1 - 5 năm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Theo quy định pháp luật, nếu người mẹ cố tình sinh con tại nhà khiến trẻ tử vong thì người mẹ có thể bị xem xét về tội danh theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Vô ý làm chết người.

Đừng hiểu sai lệch khái niệm “sinh con thuận tự nhiên”

Thời gian gần đây trên mạng xã hội facebook rộ lên nhiều thông tin đi ngược lại với khuyến cáo của ngành Y tế như trào lưu anti vaccine (nói không với việc tiêm vaccine), trào lưu không chữa bệnh ung thư, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 4-5 tuổi, nhỏ sữa mẹ vào mắt chữa bệnh đau mắt cho con và nhiều thông tin chữa bệnh theo kiểu truyền miệng khác.

Những ngày gần đây, thông tin sinh con “thuận tự nhiên” không cắt rốn, không tiêm phòng, không có can thiệp y tế cho mẹ và bé ngay khi chào đời một lần nữa khiến ngành Y tế phải lên tiếng.

Đáng lạ là trong khi ngành Y tế đẩy mạnh tuyên truyền về việc sinh con an toàn, cung cấp ngày càng đầy đủ các dịch vụ thai sản nhằm giảm tử vong mẹ và trẻ, thì nhiều người không làm theo, trong khi dễ dàng tin vào những thông tin không có cơ sở khoa học lan truyền trên mạng.

GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, không nên hiểu sinh con tự nhiên, tức là đợi đến ngày chuyển dạ, con tự sinh ra mà không có sự can thiệp của bất kể nhà chuyên môn nào. Đây là hiểu biết hoàn toàn sai lầm. Hiện không có tổ chức y tế trong và ngoài nước nào khuyến cáo bà mẹ sinh con mà không có sự can thiệp và giúp đỡ từ y tế.

Theo các bác sĩ sản khoa, sinh con thuận tự nhiên tại nhà không có sự theo dõi và hỗ trợ y tế là là thực hành sản khoa có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé.

Sinh con tại nhà không có sự giám sát và hỗ trợ của nhân viên y tế có thể làm gia tăng nguy cơ 5 tai biến sản khoa: băng huyết, nhiễm trùng, vỡ tử cung, sản giật, uốn ván rốn.

Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy lợi ích của phương pháp này đối với sức khỏe trẻ sơ sinh. Ngược lại, các nguy cơ cho sản phụ và thai là rõ ràng. Ngoài ra, có 10% trẻ sinh ra cần có sự hỗ trợ hô hấp để thở tốt. 

Tuyên truyền những thông tin phản khoa học là vi phạm pháp luật

Mới đây, tại cuộc họp báo “Khuyến cáo y khoa về trào lưu sinh thuận tự nhiên” được tổ chức tại Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng đối với trường hợp sinh tự nhiên, kể cả nhiều người xem đó là quyền của sản phụ, nhưng quyền đó phải bảo đảm sức khỏe cho trẻ và người mẹ, sức khỏe cả cộng đồng. Vì vậy, hành vi sinh con thuận tự nhiên để con chết là hành vi vô ý làm chết người do tự tin thái quá và người mẹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, nói về những trường hợp các cá nhân, tổ chức tuyên truyền những hủ tục, phản khoa học trên mạng xã hội cũng là hành vi vi phạm pháp luật, nếu xử lý thì không phải của ngành y tế, nhưng Bộ Y tế đã đề nghị cơ quan chức năng khác và có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo xử lý nghiêm những người đưa tin trên Facebook ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Đồng thời, khuyến cáo người dân cần sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và trách nhiệm. 

Đồng quan điểm, chuyên gia luật Nguyễn Ngọc Sinh, chuyên viên tư vấn luật Công ty Tư vấn ĐLS Việt Nam phân tích rõ: “Theo Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Do đó, việc tước đoạt tính mạng con người trái luật do vô ý hay do cố ý đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp này, người mẹ có thể bị xem xét về tội danh theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 tội Vô ý làm chết người: Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm đối với người mẹ cố tình lựa chọn phương pháp sinh tại nhà nhưng vô tình gặp sự cố, mất đi đứa con còn nhiều phức tạp như việc xác định đứa bé chết trước khi được sinh ra hay trong khi sinh hay sau khi sinh sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý khác nhau.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.