Cố tình đăng ký vốn điều lệ “ảo” để “đánh bóng tên tuổi”: Cần tăng nặng mức xử phạt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời gian qua, thêm một DN không tên tuổi tại Hà Nội công bố tăng vốn điều lệ lên tới hơn 127.900 tỷ đồng (5,5 tỷ USD). Theo chuyên gia pháp lý, cần tính toán giải pháp khắc phục tình trạng DN cố tình “đánh bóng” tên tuổi bằng vốn “trên trời”.

Bất thường, nhưng không bất hợp pháp

DN trên là Cty T.C được thành lập ngày 9/11/2018, ban đầu có vốn điều lệ 132 tỷ. Tháng 6/2019, Cty này đăng ký tăng vốn lên 5,5 tỷ USD và duy trì đến thời điểm hiện tại. Trong đó, 40% CP, tương ứng 51.161 tỷ đồng là “vốn nước ngoài được góp bởi một cá nhân quốc tịch Mỹ”.

Với vốn điều lệ lên tới gần 128.000 tỷ, Cty này là một trong những DN có vốn cao nhất cả nước, chỉ kém Samsung Thái Nguyên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Vingroup. Tuy nhiên, điều đáng nói là Cty này gần như không có hoạt động gì nổi bật trong thời gian qua. Thị trường cũng hầu như chưa biết đến sự tồn tại của DN này.

Vài năm qua, Việt Nam liên tiếp ghi nhận sự xuất hiện của những “siêu doanh nghiệp” có vốn điều lệ rất lớn. Gần nhất là 2 Cty đăng ký vốn thành lập lần lượt 500.000 tỷ đồng và 25.000 tỷ đồng, dù chưa chứng minh được vốn góp. Hay hồi đầu năm 2020 là một DN đăng ký thành lập với vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng, nhưng sau đó các cổ đông sáng lập thừa nhận chỉ là… “ghi nhầm”.

LS Nguyễn Văn Tuấn, GĐ Cty Luật TNHH TGS (Đoàn LS Hà Nội) nhận xét, các DN này đăng ký với số vốn lớn như vậy thì quả là một điều bất thường, nhưng không bất hợp pháp. Bất thường ở chỗ số vốn của Cty này cao gấp nhiều lần so với một số tập đoàn lớn như Hòa Phát, Vinamilk, Thaco… Nhưng không hề bất hợp pháp bởi pháp luật hiện không quy định DN phải đăng ký bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa, trừ DN kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu như ngân hàng, bảo hiểm…. “Nghĩa là họ không vi phạm Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành khi thành lập DN”, LS Tuấn nói.

Liệu có kẽ hở nào khi thực tế đã có những đối tượng lợi dụng đăng ký vốn điều lệ cao để lừa đảo? LS Tuấn phân tích: Các quy định pháp luật về DN khuyến khích người dân bỏ vốn kinh doanh và tự kê khai thông tin về vốn điều lệ khi làm hồ sơ đăng ký DN, thay vì trước đây Nhà nước phải kiểm tra, xác minh DN có đủ số tiền đăng ký hay không mới cho thành lập.

Đây là điểm mới của Luật Doanh nghiệp, trách nhiệm của Nhà nước không phải xác minh DN có bao nhiêu tiền, mà nghĩa vụ của DN phải kê khai đúng, Nhà nước áp dụng phương thức “hậu kiểm”, thay vì “tiền kiểm” (Luật Doanh nghiệp quy định thời gian để thành viên góp vốn đủ cho Cty là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN). Bởi lẽ, các cổ đông hay thành viên góp vốn vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã đăng ký với cơ quan Nhà nước. Nếu các cổ đông, thành viên đăng ký góp vốn điều lệ cao hơn so với thực tế thì trách nhiệm bằng tài sản mà họ phải chịu cũng cao hơn.

Trong trường hợp DN chỉ dùng thông tin đăng ký vốn “khủng” để tạo tiếng vang mà không gây thiệt hại cho ai thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu có hành vi lừa đảo thì sẽ bị xử lý, thậm chí là xử lý hình sự. Nếu trước đây khó phát hiện DN khai khống vốn điều lệ, thì hiện nay, với hệ thống đăng ký kinh doanh trực tuyến sẽ phân loại được các trường hợp bất thường. Về mặt quản lý theo rủi ro, đây là DN có nguy cơ rủi ro cao và trách nhiệm của các cơ quan quản lý là phải giám sát, thanh kiểm tra chặt hơn.

LS Tuấn cho rằng, đây được coi là vụ việc điển hình để nắm rõ bản chất của vốn cam kết góp khi đứng ra thành lập DN. Cơ quan quản lý nếu nhận thấy sự bất thường, thì DN sẽ bị giám sát chặt hơn. “Nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến nghị để mọi người hiểu vốn điều lệ là cam kết nên cần cân nhắc và thận trọng. Trong quá trình hợp tác, ký kết hợp đồng, cần tìm hiểu rõ lịch sử, uy tín của đối tác, không dựa trên đơn thuần thông tin về vốn điều lệ”, LS nói.

Tìm giải pháp khắc phục

Theo LS Tuấn, có nên bỏ quy định về vốn điều lệ hay không là vấn đề cơ quan lập pháp cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, với những quy định pháp luật còn vướng mắc, trước hết chúng ta nên tìm cách sửa đổi, bổ sung, khắc phục thay vì xóa bỏ hẳn quy định về vốn điều lệ như một số ý kiến từng nêu.

Để hạn chế tình trạng kê khai vốn ảo, LS Tuấn đề xuất cơ quan quản lý cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp trong quản lý, giám sát với DN sau đăng ký thành lập. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ là đầu mối để sàng lọc, phát hiện các DN có kê khai vốn điều lệ cao bất thường, từ đấy phối hợp để có biện pháp theo dõi, thanh, kiểm tra các DN này sau đăng ký thành lập. Trên cơ sở đó, có cơ chế cảnh báo, phát hiện và ngăn chặn kịp thời sai phạm của DN.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành quy định pháp luật của người dân, DN, nêu ra những hệ lụy, hậu quả của hành vi kê khai vốn ảo là rất lớn với nền kinh tế chung cũng như chính DN đó để răn đe, định hướng hành vi.

Cơ quan chức năng cũng cần xem xét tăng chế tài xử lý đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ, kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký DN. Bởi với mức phạt như hiện nay, DN có các hành vi sai phạm này cũng chỉ phải chịu phạt từ 10 – 20 triệu đồng. Mức xử phạt này khá nhẹ, không “thấm” gì so với “hiệu quả PR” và các ý đồ khác mà nó đem lại với các DN khai khống vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng có DN sẵn sàng chịu phạt nhằm đạt được mục đích của mình. “Cần nâng mức xử phạt với hành vi kê khai khống vốn điều lệ”, LS Tuấn kiến nghị

Đọc thêm

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?
(PLVN) - Bạn Trần Lý (Hà Nội) hỏi: Em cho người bạn mượn xe máy, bạn điều khiển và chạy sai luật (đi ngược chiều) và va chạm với người đi bộ khiến người này bị gãy chân. Hiện bạn em phải chịu chi phí điều trị thời gian nằm viện cũng như phí bồi thường sau khi ra viện. Cho em hỏi, em là chủ xe thì có phải bồi thường hay bị ảnh hưởng gì không?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Duy Anh (Quảng Nam) hỏi: Do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi đã thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên tôi xin hỏi, doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh thì có được xuất hóa đơn không? Và có phải nộp lệ phí môn bài trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không?

Một số vấn đề pháp lý trong quá trình thuê và cho thuê lại nhà

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Phương Chi (Hưng Yên) hỏi: Công ty chúng tôi làm về lĩnh vực kinh doanh bất động sản (KDBĐS). Chúng tôi đang nghiên cứu mô hình thuê nhà dân với giá thấp rồi decor, cho thuê lại với giá cao hơn. Xin hỏi, quy định pháp luật về vấn đề này và những rủi ro có thể mắc phải khi vận hành mô hình này?

Người nước ngoài là cha của công dân Việt Nam có được lưu trú lâu dài ở Việt Nam không?

Hình ảnh minh họa
(PLVN) - Chúng tôi chưa đăng ký kết hôn nhưng có chung với nhau một đứa con. Trong giấy khai sinh có tên tôi và cha của con tôi. Cha của con tôi là người nước ngoài có nhu cầu cư trú lâu dài ở Việt Nam. Trường hợp này chúng tôi cần làm gì để cha của con tôi được cư trú hợp pháp lâu dài tại Việt Nam?.

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?

Người dân cần làm gì khi bị “giật hụi”?
(PLVN) -  Chơi “hụi” đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Nó mang đến nguồn lợi nhất định cho người chơi nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhiều trường hợp người dân rơi vào cảnh khốn khó do bị “giật hụi” nhưng không biết phải làm gì để tự bảo vệ và giành quyền lợi cho chính mình.

Hàng bán trả lại có xuất hóa đơn?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Trần Bính (Đà Nẵng) hỏi: Công ty tôi mua hàng hóa của Công ty B. Nhưng sau đó phát hiện hàng hóa không đúng chất lượng nên công ty tôi muốn trả lại hàng hóa. Vậy trường hợp này công ty tôi có cần xuất hóa đơn hoàn trả lại hàng hóa không? Trước đó, hàng hóa Công ty B xuất 10% nhưng hiện nay mặt hàng này giảm VAT xuống còn 8%? Vậy công ty tôi sẽ xuất hóa đơn trả lại là 8% hay 10%?

Điều kiện chuyển công tác từ Quân đội nhân dân sang Công an nhân dân

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BCA và Thông tư số 62/2023/TT-BCA, để được tiếp nhận vào Công an nhân dân, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về nhu cầu biên chế, trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và sức khỏe. Việc xét tuyển sẽ do Hội đồng kiểm tra của Công an địa phương thực hiện theo quy trình quy định.

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể khi bị tai nạn lao động được xác định như thế nào?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Hải (Bình Dương) hỏi: Công ty tôi có người lao động bị tai nạn lao động ở đầu gối chân phải, nhưng trước đó người này cũng bị tai nạn và bị thương ở cùng vị trí đó. Đến nay, khi giám định thì tỷ lệ tổn thương trên 31%, nhưng nếu chỉ tính lần này thì chưa được 31% để làm cơ sở hưởng trợ cấp hàng tháng. Vậy xin hỏi, với trường hợp này thì chúng tôi sẽ xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như thế nào?