Có thể xử "những cô nàng thích cởi" bằng pháp luật?

Có thể xử "những cô nàng thích cởi" bằng pháp luật?
(PLO) - Thời gian vừa qua, showbiz ồn ào với rất nhiều vụ phạt, đình chỉ biểu diễn của các "người đẹp thích cởi", "anh chàng thích gây sốc" hay những ông bầu lắm chiêu trò... Phải chăng nghệ thuật biểu diễn khó đi vào nề nếp khi thiếu luật?

Quá nhiều “kẽ hở”
Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lộn xộn này xảy ra theo ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) là do việc cấp phép biểu diễn còn nhiều “kẽ hở”. Ông Phúc cho biết: Thực tế, việc thành lập doanh nghiệp (DN) tổ chức biểu diễn hiện nay rất dễ dàng. Vì vậy, có những DN tổ chức biểu diễn sai phạm bị tước giấy phép hoặc bị đình chỉ tổ chức thì lập tức nhanh chóng thay đổi tên DN để tiếp tục hoạt động. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay, nhưng Nghị định 79 cũng không “với” tới được do việc cấp phép thành lập DN thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư. 
Chưa kể tới nhiều địa phương Hội đồng thẩm định chương trình biểu diễn trước khi cấp phép có năng lực yếu, thậm chí có nơi không tổ chức được Hội đồng mà chỉ dựa vào những tác phẩm đăng ký được phép hát mà duyệt, vì thế nhiều chương trình có chất lượng không cao. 
“Có Sở VHTT&DL cấp phép biểu diễn “cả mớ” gồm một danh sách 360 bài hát và hơn 290 nghệ sĩ cho một đơn vị tổ chức biểu diễn. Như vậy là sai, bởi trong Nghị định quy định chỉ cấp giấy phép cho một chương trình, chính các nhà tổ chức lợi dụng điều này để có hiện tượng treo băng rôn quảng cáo có nghệ sĩ A nhưng thực tế không có, dẫn đến mâu thuẫn giữa đơn vị tổ chức và người xem” - ông Phúc cho biết.
Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Chiêm - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội cũng cho rằng, việc xin giấy phép biểu diễn ở địa phương này nhưng lại chủ yếu đi biểu diễn ở nơi khác khiến việc quản lý khó khăn. Đối với trường hợp các đoàn biểu diễn nghệ thuật có yếu tố nước ngoài thì thời hạn tiếp nhận giải quyết trong 5 ngày là rất khó thực hiện được do phải xin ý kiến của nhiều đơn vị liên quan. Việc quản lý các địa điểm cũng hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhưng không phải xin phép như quán giải khát, quán bar, khách sạn… cũng khó lòng kiểm soát hết được.
Do đó, có ý kiến cho rằng việc cấp thẻ hành nghề cho các nghệ sĩ là ca sĩ được áp dụng từ 1/4 tới đây cũng cần phải có quy định như thế nào cho phù hợp với Nghị định 79. Bởi theo quy định của Nghị định này, ca sĩ biểu diễn ở các quán bar, nhà hàng, khách sạn… không bán vé thu tiền thì không phải xin phép, thay vào đó chỉ phải báo với chính quyền sở tại. 
Sẽ có Luật Nghệ thuật biểu diễn?
Có thể nói, một năm qua cho dù môi trường biểu diễn đang được các cơ quan nỗ lực làm trong sạch nhưng ý thức của những người biểu diễn chưa tiến bộ là bao. Việc quản lý nhà nước về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (NTBD) vẫn là xử phạt chạy theo “sự đã rồi”, chứ chưa nâng cao ý thức của người làm nghề. 
Theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ Anh Tuấn, việc xử phạt vẫn chỉ là biện pháp hành chính, mới chỉ dừng ở việc nhắc nhở chứ chưa thực sự có tính răn đe. Và thực tế cũng cho thấy: Với những ngôi sao “thị trường” thì việc nộp phạt hành chính dăm ba triệu đồng, thậm chí cả chục triệu đồng, để rồi họ tiếp tục được tái phạm - được tự do quảng bá hình ảnh và chương trình của mình - xem ra chẳng bõ bèn. Hơn nữa, tất cả những trường hợp bị “tuýt còi” đều chỉ mang chung một bản án “tạm thời bị đình chỉ biểu diễn”. 
Nhà văn Trần Thị Trường - Phó Giám đốc khu vực phía Bắc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc cho biết thêm: “Các nhà tổ chức biểu diễn hiện nay có hàng chục giấy phép đăng ký kinh doanh tổ chức biểu diễn, khi họ đến xin phép chúng tôi, không thỏa thuận được tiền bản quyền vì họ đòi nộp theo mức mà chính họ đặt ra chứ không theo biểu giá mà các tác giả ủy quyền cho chúng tôi đại diện thu. Theo quy định là sẽ bị rút giấy phép tổ chức biểu diễn, nhưng lần sau họ lại có một công ty mới, một cái tên mới đến xin cấp phép chương trình khác, lại tiếp tục lẩn tránh nghĩa vụ bản quyền”. 
Một trong số các giải pháp được Bộ VHTT&DL đưa ra nhằm khắc phục những tồn tại trong việc quản lý hoạt động NTBD, Bộ sẽ đưa vào chương trình xây dựng Luật NTBD nhằm nâng cao hiệu lực thi hành văn bản qui phạm pháp luật./.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...