Có thể hài lòng với những gì Việt Nam cho đi và nhận lại trong hợp tác ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (thứ 4 từ trái sang) tại cuộc họp SOM ASEAN tháng 8/2017
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (thứ 4 từ trái sang) tại cuộc họp SOM ASEAN tháng 8/2017
(PLO) - Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí về những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN.

 Theo đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định việc gia nhập và tham gia ASEAN là một quyết định sáng suốt và đúng đắn dù rằng lúc đầu không phải không có ý kiến chần chừ, lo ngại. “Những lợi ích mà ASEAN mang lại cho Việt Nam là môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, là một thị trường rộng lớn 630 triệu dân và những cơ hội lớn hơn về thương mại, đầu tư, là vai trò và vị thế cao hơn, chiến lược hơn trong quan hệ quốc tế…”, ông Dũng cho hay.

Song, theo Thứ trưởng Ngoại giao, một trong những lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được chính là sự trưởng thành. Bởi, Việt Nam là một thành viên đến sau, với xuất phát điểm thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Tham gia ASEAN giúp ta rèn luyện, tự tin hơn, qua cọ xát nắm được “luật chơi”, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, từ đó hiểu và mở rộng thêm khả năng, giới hạn của mình. ASEAN cũng giống như một ngôi nhà với nhiều cánh cửa, có cánh cửa để ta bước vào hợp tác với các nước trong khu vực và từ đó có cánh cửa mở ra để ta hội nhập với thế giới rộng lớn hơn.

“Một nước vừa và nhỏ như Việt Nam giờ đã tham gia với một tư thế đàng hoàng, tự tin, đầy bản lĩnh và đóng góp rất tích cực vào các cuộc chơi “đẳng cấp thế giới” tầm cỡ như WTO, APEC, ASEM… Phần lớn là sự nỗ lực của ta song cũng có phần là nhờ những kinh nghiệm học được từ ASEAN. Đó chính là giá trị và lợi ích của hội nhập quốc tế”, ông Dũng phân tích.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để  đóng góp vào sự lớn mạnh và thành công chung của ASEAN. Từ tham gia chủ yếu để lắng nghe, tìm hiểu, học hỏi, Việt Nam đã chủ động hơn, tham gia tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn trong các công việc chung của Hiệp hội. Từ một vài nội dung hợp tác ban đầu, nay các Bộ, ngành của ta đã tham gia rộng rãi và có đóng góp tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, trong đó ta đã giữ được vai trò dẫn dắt, đi đầu ở một số nội dung, nhất là thúc đẩy duy trì đoàn kết, thống nhất trong ASEAN. 

Việt Nam cũng là chỗ dựa tinh thần quan trọng của nhiều nước thành viên trong ASEAN. Tiếng nói và lập trường của Việt Nam trong nhiều vấn đề được các nước ủng hộ và coi trọng. Việt Nam đã góp một phần không nhỏ nâng cao vị thế và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực…

“Về cơ bản chúng ta có thể hài lòng với những gì đã cho đi và nhận lại trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với thế và lực của Việt Nam đang có, với những yêu cầu ở cấp độ hội nhập cao hơn, để tận dụng tốt hơn những cơ hội do ASEAN mang lại, Việt Nam cần phải chủ động hơn nữa để phát huy vai trò của mình, dẫn dắt được nhiều lĩnh vực hơn nữa, cả về kinh tế và văn hóa-xã hội, đi đều trong cả ba trụ cột xây dựng Cộng đồng ASEAN”, ông Nguyễn Quốc Dũng nói.

Trong năm 2018, Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định Việt Nam hoàn toàn ủng hộ và sẽ tích cực phối hợp với Singapore – nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN - cùng các nước ASEAN khác thúc đẩy các ưu tiên, sáng kiến của ASEAN 2018, để đạt được những kết quả tốt hơn, những bước tiến xa hơn trong tiến trình xây dựng cộng đồng chung. Việt Nam cũng sẽ tích cực học hỏi kinh nghiệm của Singapore để chuẩn bị cho việc đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...