Có thể áp dụng Chỉ thị 16 ở mức cao hơn

 Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP HCM.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP HCM.
(PLVN) - Ngày 19/7, chủ trì cuộc họp khẩn của Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bí thư, Chủ tịch các địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, có thể ở mức cao hơn trước những diễn biến dịch phức tạp hiện nay.

Thực sự an toàn mới cho sản xuất

Theo đó, nhiệm vụ cấp bách là tập trung lực lượng phòng, chống dịch tại TP HCM và các địa phương khu vực phía Nam.

Chỉ đạo cuộc họp, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã thống nhất ban hành nghị quyết về mua sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng chỉ đạo thống nhất công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên phạm vi cả nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức điều hành phòng, chống dịch. Thủ tướng chỉ đạo TP HCM và các tỉnh phía Nam tập trung thực hiện Chỉ thị 16 theo hướng 16+ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương, qua đó làm giảm tốc độ lây nhiễm. Bộ Y tế chủ trì cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan đánh giá lại chủng virus này để có đối sách phù hợp với tình hình thực tế. Việc đánh giá, phân loại F0, F1 mức độ nguy cơ nặng và rất nặng để có thể tập trung nguồn lực điều trị có trọng tâm, trọng điểm.

Về nguồn nhân lực, các tỉnh, thành có nhu cầu chi viện thì phải nêu rõ yêu cầu cụ thể về bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Các tỉnh, thành có nhân lực thì phải cụ thể về khả năng hỗ trợ, không để thiếu nguồn nhân lực, không để lãng phí, chồng chéo, đảm bảo theo nhu cầu thực tế. Về trang thiết bị y tế, các tỉnh phải đánh giá năng lực để nêu yêu cầu Bộ Y tế thực hiện mua sắm. Phát huy tính sáng tạo, chủ động của các địa phương. Việc cung ứng vật tư, lương thực, thực phẩm phải bảo đảm thông suốt. Về tài chính, phải bảo đảm, thực hiện an sinh xã hội thật tốt.

Theo Thủ tướng, dịch lần này tấn công các đô thị lớn tốc độ lây lan nhanh, vào nơi tập trung đông người, khu công nghiệp, vì vậy, chúng ta phải thực hiện tốt, nghiêm công tác an sinh xã hội, triển khai linh hoạt, thường xuyên bổ sung đối tượng. “Những chỗ nào thực sự an toàn mới cho sản xuất theo tinh thần ba tại chỗ hoặc một cung đường, hai điểm đến, không để lây lan dịch”, người đứng đầu Chính phủ cương quyết khi đề cập đến hoạt động sản xuất.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương

Về phân công cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Y tế, theo nhiệm vụ chức năng của mình, không để thiếu nguồn nhân lực y tế, phải đánh giá, dự báo tình hình, trên cơ sở đó Chính phủ mới điều hành kịp thời, chuẩn bị các phương án cao hơn; kịp thời tháo gỡ vướng mắc, có văn bản rút gọn về các thủ tục mua sắm y tế; phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy nhanh sản xuất vaccine trong nước. Bộ Quốc phòng tích cực tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội, tham gia cung ứng, sản xuất. Bộ Công an trực tiếp triển khai đảm bảo an ninh trật tự, kỷ luật cách ly tập trung tại 19 địa phương khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và trên toàn quốc.

Bộ Giao thông Vận tải không được để ách tắc lưu thông. Các địa phương phải tuân thủ hướng dẫn của Trung ương, không được tạo giấy phép con. Bộ Công Thương phải bảo đảm cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm cho nhân dân, xử lý ngay các vướng mắc. Bộ Tài chính sớm hướng dẫn chặt chẽ, rõ ràng hơn liên quan đến các quy định về tài chính. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bảo đảm sản xuất lưu thông, bảo đảm cân đối vĩ mô, kết hợp hài hòa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Bộ Ngoại giao thực hiện tốt chính sách ngoại giao vaccine, ngoại giao chống Covid-19. Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý nhà nước về truyền thông, phân tích thông tin, tránh thông tin xuyên tạc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm sản phẩm nông nghiệp như lương thực, thực phẩm, rau củ, quả đáp ứng nhu cầu cho người dân. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP và các chính sách khác phù hợp.

Thủ tướng cũng đề nghị Bí thư, Chủ tịch các địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, có thể ở mức cao hơn để hạn chế nhiều hơn nữa việc tiếp xúc giữa người với người, bảo đảm sự thông suốt trong phối hợp với các bộ, ngành, nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, không ra khỏi nhà khi không cần thiết, xử lý nghiêm các vi phạm, huy động cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc. Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương rà soát lại các vấn đề có thể phát sinh từ thực tiễn chưa dự phòng hết được trong công tác phòng, chống dịch. Các thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên tinh thần trách nhiệm rất cao trước Đảng, trước nhân dân.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.